Cỏ mực - Thảo dược trị bách bệnh ít người biết

Cỏ mực là một loại thảo dược có sẵn, thân thuộc trong tự nhiên hay trong vườn nhà với công dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả và đa dạng.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cây cỏ mực cũng như tất cả những công dụng tuyệt vời của loài cây này. Cùng khám phá những tiết lộ bí mật về cây cỏ mực trong bài viết dưới đây của Thuvienmuasam.com nhé!

Đặc điểm của cây cỏ mực

Cây cỏ mực có hình dáng bên ngoài khá giống loài hoa cúc dại. Thân và lá cỏ mực có lông trắng, cứng và thưa. Phần thân cây có màu nâu nhạt hoặc đỏ tía. Lá có răng cưa cạn và có lông đều ở cả 2 mặt, chiều dài phiến lá khoảng 2,5cm, rộng khoảng 1,2cm.

Hoa cỏ mực có màu trắng mọc thành đầu ở kẽ lá hoặc trên đầu cành. Loài hoa này thuộc loại hoa lưỡng tính bên trong và hoa cái bên ngoài. Quả cỏ mực có 3 cạnh màu đen, dài chừng 3mm với đầu cụt.

Tất cả các bộ phận của cây cỏ mực như thân, lá, quả, rễ đều có thể sử dụng làm thuốc. Trong Đông y, loại cây này có vị ngọt, đắng nhẹ, tín lương và rất an toàn đối với cơ thể nên có thể chữa được nhiều loại bệnh hàng ngày.

Cỏ mực

Theo các nghiên cứu y khoa, trong cỏ mực có chứa rất nhiều thành phần hóa học như tinh dầu, chất đắng, carotene, tannin, và ancaloit. Ngoài ra, người ta còn tìm thấy trong thành phần cây cỏ mực còn chứa các loại vitamin K, giúp chống lại discumarin, chống chảy máu tử cung và có thể điều hòa huyết áp.

Tác dụng của cây cỏ mực

Cỏ mực có những công dụng gì?

1. Chữa cơn đau nửa đầu

Đau nửa đầu là một trong những chứng bệnh gây cảm giác khó chịu thường đi kèm với các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn và khiến người bệnh trở nên nhạy cảm với ánh sáng.

Cây cỏ mực có thể giúp bạn thoát khỏi chứng bệnh quái đản này. Có hai cách trị đau nửa đầu là dùng nước ép của cây cỏ mực để uống hoặc có thể đun nóng lá cây cỏ mực với sữa bò theo tỉ lệ 1:1. Cuối cùng thêm một ít hạt tiêu đen vào và thoa đều hỗn hợp này lên trán.

2. Tốt cho sức khỏe tim mạch

Cỏ mực giúp kiểm soát huyết áp và điều chỉnh cholesterol trong cơ thể rất tốt. Huyết áp khỏe mạnh và mức cholesterol cân bằng là 2 yếu tố quan trọng sẽ mang lại cho bạn một trái tim khỏe mạnh.

Hơn nữa, cây cỏ mực còn có tác dụng làm giảm mức chất béo trung tính, một nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến bệnh tim. Bạn cũng có thể kết hợp cỏ mực với mật ong để điều trị chứng tim đập nhanh.

3. Làm dịu dạ dày

Đối với những ai mắc chứng đau dạ dày thì có thể sử dụng cây cỏ mực thay thế như một vị thuốc sử dụng hàng ngày. Bạn chỉ cần đun 50g lá cỏ mực cùng với 300 ml nước lọc rồi để nguội và uống. Phương pháp này sẽ giúp làm dịu bất kỳ chứng rối loạn nào do dạ dày gây ra bao gồm viêm loét, khó tiêu hoặc táo bón.

Cỏ mực

4. Phòng chống ung thư

Một tác dụng thần kỳ của cây cỏ mực đó là nó có khả năng gây ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư mà rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra. Khả năng của cỏ mực trong việc phòng chống ung thư là phá vỡ các phân tử DNA tăng sinh tế bào ung thư. Từ đó giảm thiểu khả năng gây độc tế bào và góp phần tiêu diệt những tế bào đột biến.

5. Bảo vệ lá gan và chữa suy thận

Trong các phương thuốc dân gian, cỏ mực còn được sử dụng trong việc điều trị các bệnh lý về gan như vàng da và gan nhiễm mỡ, suy thận… Cỏ mực khi dùng để chữa suy thận sẽ được ép lá lấy nước và chiết xuất tinh dầu cỏ mực dùng kèm với mật ong.

Các nhà khoa học cũng đã chứng minh rằng một trong những tác dụng cây cỏ mực là bảo vệ gan của bạn khỏi bị tổn hại bởi các hợp chất độc hại mà cơ thể tiếp nhận do ăn uống. Đồng thời, cỏ mực cùng những hợp chất của nó còn có khả năng tái tạo lại các tế bào gan.

6. Nhiễm trùng tiết niệu

Cây cỏ mực chứa một số hàm lượng chất có các đặc tính kháng khuẩn và khử trùng rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng. Khi dùng điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, cỏ mực còn có tác dụng làm giảm sự khó chịu bằng cách vô hiệu hóa vi khuẩn để khôi phục chức năng bình thường cho bộ phận bàng quang của bạn.

7. Giúp mắt sáng khỏe

Hàm lượng carotene cao được tìm thấy trong lá cỏ mực được coi là một chất chống oxy hóa cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ đôi mắt của bạn. Carotene giúp loại bỏ các gốc tự do, đẩy lùi nguyên nhân gây ra thoái hóa điểm vàng gây chứng đục thủy tinh thể. Do đó, bạn có thể thêm lá cỏ mực vào chế độ ăn uống hàng ngày để giữ cho đôi mắt bạn luôn được sáng khỏe dài lâu.

8. Bệnh thiếu máu và rong kinh

Sử dụng cây cỏ mực để chữa rong kinh hoặc chảy máu kinh nguyệt quá nhiều là bài thuốc rất được phổ biến tại Việt Nam. Hầu hết trong các đơn thuốc mà bác sĩ phụ khoa kê cho bệnh nhân đều có thành phần chiếc xuất từ cỏ mực. Bên cạnh đó, lượng chất sắt (Fe) trong cỏ mực khá cao, các món súp lá cỏ mực đơn giản sẽ giúp bạn điều trị bệnh thiếu máu được tốt hơn.

Ngoài những bệnh lý ở trên, cỏ mực còn có công dụng rất tốt trong việc chữa các bệnh lý khác như hen suyễn và viêm phế quản, tiểu đường, đau răng, trị hói tóc, dưỡng da trị mụn, trị viêm xoang, côn trùng cắn,…

Cỏ mực

Giá cây cỏ mực là bao nhiêu?

Cỏ mực thường được bán dưới dạng phơi, sấy khô hoặc nguyên cây với giá giao động từ 70-80 nghìn/kg.

Mua cây cỏ mực ở đâu?

Là một vị thuốc phổ biến nên bạn có thể dễ dàng tìm mua cỏ mực tại các tiệm thuốc hoặc chợ thuốc đông y. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo giá và đặt mua tại các shop online.

Mua trực tiếp cỏ mực tại đây: https://tvms.info/Shopee_4p

Một vài công thức sử dụng cây cỏ mực để chữa bệnh

Các bài thuốc thông dụng chữa bệnh từ cây cỏ mực được sử dụng rộng rãi trong dân gian có thể tham khảo như:

Chữa gan nhiễm mỡ

  • Công thức 1: (sắc lấy nước uống trong ngày): 30g cỏ mực + 20g nữ trinh tử + đương quy, trạch tả mỗi vị 15g.
  • Công thức 2: Cỏ mực, sắc căn mỗi vị 30g + 20g nữ trinh tử + đương quy, trạch tả, chỉ củ tử, bồ công anh mỗi vị 15g (bài thuốc dành riêng cho những người bị gan nhiễm mỡ do uống rượu bia).
  • Công thức 3: 30g cỏ mực + 20g nữ trinh tử + đương quy, trạch tả mỗi vị 15g + đại hoàng 6g + lá sen 15g. Sắc lấy nước uống theo tần suất mỗi ngày 1 thang, thích hợp dể sử dụng chữa gan nhiễm mỡ do tăng cân, béo phì.

Chữa chảy máu cam

Công thức: Lấy 20g cỏ mực + 20g hoa hòe sao đen + 16g cam thảo đất. Sắc nước uống liên tục 2-3 ngày sẽ khỏi.

Công dụng của cỏ mực

Chữa viêm họng

Công thức: Dùng 20g cỏ mực + 20g bồ công anh + 16g kim ngân + 12g hạt rẻ quạt + 16g cam thảo đất. Sử dụng từ 3-5 ngày để có được hiệu quả tốt nhất.

Chữa sốt cao

Công thức: Cỏ mực + củ sắn dây, sài đất mỗi vị 20g + 12g ké đầu ngựa + cây cối xay và cam thảo đất mỗi vị 16g. Sắc uống ngày 1 thang cho đến khi hết hẳn sốt.

Chữa mề đay

Công thức: Cỏ mực + lá xương xông + lá huyết dụ + lá diếp cá + lá dưa chuột + lá khế + lá nhài đem giã nát. Vắt lấy phần nước cho người bệnh uống, còn bã dùng để xoa hoặc đắp lên những khu vực bị mề đay.

Chữa sốt phát ban

Công thức: 60g cỏ mực sắc với nước uống mỗi ngày 1 thang, nên chia ra tần suất uống làm 2-4 lần trong ngày.

Chữa suy nhược cơ thể, thiếu máu, ăn không ngon

Công thức: Cỏ mực, cỏ mần trầu mỗi vị 100g + gừng khô 50g thái nhỏ,sao vàng hạ thổ. Sắc với 3 bát nước dừa đến khi còn 8 phân, chia thành 2 phần rồi uống hết trong ngày.

Cỏ mực

Những điều cần lưu ý khi sử dụng cây cỏ mực

Theo lịch sử thì cây cỏ mực đã được sử dụng từ hàng ngàn năm qua mà không gây ra bất kì tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng loại thảo dược này trước khi áp dụng điều trị những bệnh như tiêu chảy, dạ dày, hoặc thận, đặc biệt là các triệu chứng cảm lạnh.

Với một số người có làn da mẫn cảm, khi sử dụng cỏ mực để bôi ngoài da hoặc trị hói có thể gây ra cảm giác ngứa và khô da. Vì vậy tham khảo ý kiến bác sĩ vẫn là điều bạn nên làm đầu tiên, nhất là khi muốn dùng loại thảo dược này cho trẻ nhỏ.

Hy vọng rằng những kiến thức mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây đã giúp bạn biết thêm được những công dụng tuyệt vời của loại cây “không bổ ngang cũng bổ dọc” này. Nếu thấy chúng mọc quanh ở vườn nhà, đừng vội nhổ vứt đi mà hãy rửa sạch, đem phơi để dùng khi cần nhé!

Tham khảo thêm:

1 Lượt thích