Tìm hiểu thông tin về một số loại máy cắt phổ biến nhất trên thị trường

Máy cắt là một thiết bị phổ biến hay được sử dụng trong các công trình, nhà xưởng hiện nay. Cũng như nhiều thiết bị chuyên dụng khác, để có được hiệu quả hoạt động tốt, cũng như khả năng hoạt động bền bỉ theo thời gian thì việc tìm hiểu thông tin về các dòng máy phổ biến là điều cần thiết.

Máy cắt là gì?

Máy cắt sắt là thiết bị được sử dụng với mục đích để cắt các thanh sắt, thép, đồng, nhôm và các loại vật liệu cứng khác. Dùng máy cắt bạn có thể tạo ra những đường cắt mịn, với độ chính xác cao trong thời gian ngắn.

Nhờ sử dụng loại máy cắt này chúng ta có thể chia vật liệu thành các hình dạng khác nhau phù hợp với yêu cầu của bản vẽ thiết kế, giúp việc thi công tại các công trình trở nên dễ dàng hơn.

Phân loại các loại máy cắt

Tùy vào mục đích và hoàn cảnh sử dụng mà người ta có thể chia máy cắt thành nhiều loại dựa trên các tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, chủ yếu máy cắt được người ta phân chia theo hai yếu tố chính là theo cấu tạo của máy hoặc theo ứng dụng. Cụ thể:

Phân loại dựa trên cấu tạo của máy cắt

Dựa theo cấu tạo của máy, có các loại máy cắt trên thị trường như sau:

  • Máy cắt đĩa: loại máy này có cấu tạo gồm có các đĩa quay tròn; hay được dùng để cắt mép của thép cuộn hoặc để cắt dọc theo chiều dài cuộn vật liệu đó.
  • Máy cắt kiểu chém: có cấu tạo gồm hai lưỡi cắt, một lưỡi song song với mặt phẳng ngang, lưỡi còn lại tạo 1 góc khoảng 2 đến 6 độ, mục đích là để tiện điều chỉnh tăng giảm lực cắt.
  • Máy cắt lưỡi cưa song song: là loại máy chuyên dùng cắt phôi kim loại mặt vuông, giống như tên gọi cấu tạo của máy gồm có hai lưỡi cưa song song.
  • Máy cắt sắt cầm tay: là loại máy có thiết kế nhỏ gọn chính phù hợp cho việc mang theo khi di chuyển giữa các địa điểm làm việc.
  • Máy cắt sắt bàn: dòng máy này là loại được gắn tại 1 chỗ, giúp người thợ có thể thao tác tốt hơn lên vật liệu đồng thời cũng đảm bảo an toàn cho người dùng.
  • Máy cắt sắt thủy lực: “thủy lực” tức là sử dụng năng lượng tạo ra từ chất lỏng để tiến hành cắt sắt, thép.
  • Máy cắt laser kim loại: là loại được dùng phổ biến hiện nay và dùng tia laser để cắt kim loại. Thông thường sẽ có 2 cách để vận hành máy là để máy vận hành tự động theo chương trình được lập trình sẵn hoặc người dùng có thể tự điều khiển.

Phân loại theo ứng dụng

Máy cắt sắt phân loại theo ứng dụng có phần đơn giản hơn, so với cách phân loại trên và được chia làm 2 loại:

  • Máy cắt góc: là loại máy có tốc độ vòng quay lớn, có thể cắt góc vật liệu khá đơn giản. Máy thường được dùng tạo ra những sản phẩm có tính thẩm mỹ cao.
  • Máy cắt kim loại: loại máy này được ứng dụng trong chế tạo máy móc, máy chỉ cắt các loại vật liệu bằng kim loại nhưng lại cho độ chính xác cao mà không làm ảnh hưởng tới vùng khác.

Xem thêm: Những thông tin nên biết về máy cắt gạch

Cách lựa chọn máy cắt phù hợp với mục đích sử dụng

Việc lựa chọn một chiếc máy cắt phù hợp với mục đích sử dụng là điều cần thiết, để vừa tiết kiệm chi phí lại đáp ứng đúng nhu cầu của người dùng đem lại hiệu quả tốt nhất khi sử dụng.

Xác định mục đích sử dụng

Việc cần làm đầu tiên để lựa chọn máy cắt phù hợp là xác định rõ mục đích và yêu cầu công việc hiện tại. Tùy vào nhu cầu cắt và loại vật liệu mà bạn có thể lựa chọn các loại máy cắt khác nhau sao cho phù hợp.

Quan tâm tới công suất máy

Công suất hoạt động của máy cắt đóng vai trò quyết định trong việc có nên chọn chiếc máy cắt này hay không. Thông thường bạn nên chọn máy có công suất máy khoảng 2.000W trở lên; công suất càng cao thì khả năng cắt càng mạnh mẽ.

Thiết kế và độ bền của máy

Nên chọn những dòng máy có trang bị các tính năng an toàn như: tay cầm được bọc cao su, có tấm bảo vệ lưỡi cưa, tính năng tự ngắt khi quá tải,…

Hơn nữa, do đặc thù công việc phải thường xuyên hoạt động tại các công trường, bạn nên chọn những chiếc máy cắt làm từ chất liệu bền bỉ, chống chịu va đập, ít han gỉ, có thể cách điện, cách nhiệt

Thương hiệu và giá thành

Lựa chọn máy cắt sắt cũng như các thiết bị khác bạn nên tìm tới các thương hiệu uy tín để tham khảo như Bosch, Makita, Total…

Về giá thành, các dòng máy cắt trên thị trường có giá dao động từ 1 đến 10 triệu đồng, trước khi mua bạn hãy cân nhắc so sánh giữa các sản phẩm cùng thông số kỹ thuật để chọn được chiếc máy phù hợp với điều kiện tài chính và mục đích sử dụng. Dĩ nhiên, máy càng đắt thì sẽ sở hữu càng nhiều tính năng hiện đại.

Top 3 máy cắt sắt đáng mua nhất

Máy cắt sắt Bosch GCO 14 - 24

Được xem là một trong những thương hiệu máy cắt sắt hàng đầu hiện nay, Bosch GCO 14 - 24 gây ấn tượng mạnh mẽ với người dùng bởi sự vượt trội từ thiết kế tới chất lượng.

Máy cắt sắt Bosch có công suất hoạt động lên tới 2400W đem tới độ chuẩn xác cao trong từng đường cắt.

Thông số kỹ thuật:

Bảo hành: 6 tháng

Xuất xứ: Đức

Công suất: 2400W

Tốc độ không tải: 3800 vòng/phút

Đường kính lưỡi cưa: 355mm

Link mua hàng:

Máy cắt sắt Maktec MT241

Maktec cũng là một thương hiệu chuyên sản xuất thiết bị nổi tiếng trên thị trường đến từ Nhật Bản. Trong đó, máy cắt sắt Maktec được sản xuất theo công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới, mang tới một sản phẩm có chất lượng tuyệt đối người tiêu dùng.

Máy cắt sắt Maktec MT241 được thiết kế với kiểu dáng để bàn chắc chắn, công suất máy lên tới 2000W. Kết hợp với hệ thống lưỡi cắt sắc bén giúp cắt các loại vật liệu dễ dàng hơn.

Thông số kỹ thuật:

Bảo hành: 6 tháng

Xuất xứ: Nhật Bản

Chiều dài dây nguồn điện: 2,5m

Đường kính đĩa mài/cắt: 355mm

Tốc độ không tải: 3800 vòng/phút

Công suất: 2000W

Đường kính lỗ: 25,4mm

Link mua hàng:

Máy cắt sắt Makita 2416S (405mm)

Bên cạnh Bosch, Makita cũng là một đối thủ nặng ký không kém. Sản phẩm của Makita nói chung và dòng máy cắt Makita 2416S nói riêng luôn được khách hàng đánh giá cao và được nhiều người tin dùng. Chiếc máy này sở hữu động cơ mạnh mẽ với công suất 1430W cùng các lưỡi cắt sắc bén, giúp cho ra những sản phẩm có độ hoàn thiện cao nhất.

Thông số kỹ thuật:

Bảo hành: 6 tháng

Xuất xứ: Nhật Bản

Công suất: 1430W

Đường kính đĩa mài/cắt: 405mm

Chiều dài dây nguồn điện: 2,5m

Link mua hàng:

Lưu ý khi sử dụng máy cắt

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng máy cắt bạn cần lưu ý những điểm sau:

  • Không nên vận hành máy trong môi trường chứa các vật liệu dễ cháy nổ; bởi khi cắt các loại kim loại máy sẽ tạo ra các tia lửa rất nguy hiểm.
  • Luôn nhớ đem theo đồ bảo hộ lao động như găng tay, bịt tai, đặc biệt là kính mắt trong khi làm việc
  • Sau khi hoàn thành công việc, nhớ rút phích điện ra khỏi ổ cắm nguồn tránh tai nạn không đáng có xảy ra.
  • Sau 1 thời gian hoạt động liên tục nên cho máy nghỉ để đảm bảo độ bền của máy.

Kết

Trên đây là toàn bộ các thông tin về máy cắt mà bạn cần biết. Chúc bạn sớm tìm được chiếc máy phù hợp với nhu cầu của mình và hãy chia sẻ bài viết cho bạn bè cùng tham khảo nữa nhé.