Gợi ý mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng dành cho bạn

Rằm tháng Giêng được diễn ra đúng vào ngày 15 tháng 01 âm lịch hàng năm. Trong ngày này, ngoài việc đi chùa thắp hương thì hầu như các nhà còn chuẩn bị thêm mâm cỗ cúng để dâng lên tổ tiên và Phật. Bạn có biết rằm tháng Giêng năm 2021 vào thứ mấy? Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng gồm có những gì? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của thuvienmuasam.com để biết được cách chuẩn bị mâm lễ cúng rằm tháng Giêng chu toàn cho cả năm phát tài phát lộc, bình an, như ý cát tường.

Goi-y-mam-co-cung-ram-thang-Gieng-2021-danh-cho-ban-1

1. Rằm tháng Giêng năm 2021 vào thứ mấy?

Rằm tháng giêng là thời gian được tính theo âm lịch. Đó là ngày 15 tháng 01 của lịch âm và nó rơi vào thứ 6 ngày 26 tháng 02 của lịch dương. Đây là một trong những ngày rằm quan trọng nhất trong năm. Thời gian này thì hầu hết mọi người đã trở lại lịch làm việc của mình. Vì thế, việc chuẩn bị đồ cúng cũng gặp không ít khó khăn.

Rằm tháng giêng là cái rằm đầu tiên của một năm. Với nhiều người thì mọi hành động trong ngày này sẽ đại diện cho cả năm. Ví dụ nếu bạn ăn chay vào ngày này thì cả năm xem như là tinh thần mình đã được thanh tịnh. Bên cạnh đó thì ngày này mọi người còn đi chùa, làm việc thiện, phát đồ cho những người khó khăn… Để biết rõ những sự kiện nào sẽ diễn ra trong ngày rằm tháng giêng thì bạn hãy đến tại quận 5 TPHCM hoặc tại các ngôi chùa lớn.

Trong tất cả các hành động thực hiện vào ngày nằm chính là cúng rằm tháng Giêng với mâm cỗ chay hoặc mặn. Tùy theo từng phong tục, tập quán của địa phương, khả năng tài chính của mỗi gia đình sẽ có những cách chuẩn bị mâm cỗ và nghi thức cúng khác nhau.

Cùng với sự hưng thịnh của đạo Phật hiện nay trong nước thì nghi thức và mâm cỗ cúng rằm ngày càng quy mô và phong phú hơn. Nó không chỉ là cúng cho ông bà, tổ tiên mà còn là thần thánh. Mục đích chính là xui đuổi tà ma và điềm xấu, mong tài lộc, may mắn đến với mình trong dịp đầu năm.

Goi-y-mam-co-cung-ram-thang-Gieng-2021-danh-cho-ban-2

2. Ý nghĩa của lễ cúng rằm tháng Giêng

Rằm tháng Giêng có nguồn gốc bắt đầu từ Trung Quốc. Nó còn có nhiều tên gọi khác, là tết Nguyên Tiêu, tết Thượng Nguyên, tết Trạng nguyên. Theo nhiều người kể lại thì vua Hán Văn lên ngôi vua vào ngày rằm tháng giêng. Chính vì thế mà ông đã mời các vị trạng nguyên để tổ chức tiệc. Cũng chính từ đó, ngày ngày này, mọi người cùng nhau ngắm trăng, thưởng thức chè trôi nước và xem múa lân sư rồng.

Ngoài ra, rằm tháng giêng còn có một ý nghĩa khác, đó chính là dịp để mọi người đi chùa cầu bình an, cầu mưa thuận gió hòa, cầu mùa màng bội thu và cầu cả năm đều may mắn. Và đây cũng là dịp để tỏ lòng biết ơn tổ tiên đã phù hộ. Thời điểm diễn ra lễ cúng rằm tháng Giêng bắt đầu từ tối đêm ngày 14, trọn ngày 15 và đến đêm ngày 15 theo lịch âm thì mới kết thúc.

Thời gian cúng rằm thường vào giờ Ngọ, tức là từ 11h trưa cho đến 13h xế chiều vào ngày 15 âm lịch. Tuy nhiên, do thời gian biểu của mỗi gia đình mỗi khác nên lịch cúng cũng có sự biến động linh hoạt. Tùy theo sự sắp xếp thời gian sẽ chọn thời gian cúng phù hợp, như cúng chiều, cúng tối, cúng sáng sớm. Miễn là nó còn nằm trong ngày 15 âm lịch là được.

Goi-y-mam-co-cung-ram-thang-Gieng-2021-danh-cho-ban-3

3. Hướng dẫn cách chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng 2021

Do cuộc sống thay đổi, điều kiện kinh tế và tín ngưỡng của mỗi người không giống nhau nên cách cúng rằm tháng Giêng cũng không hề giống nhau. Vì thế mà nhiều người, nhất là các bạn trẻ khá hoang mang không biết cúng gì ngày rằm tháng Giêng. Tuy nhiên, về cơ bản vẫn là cúng cỗ mặn. Đôi khi còn kèm theo cỗ chay dâng Phật nếu nhà có thờ Phật. Vì thế, có người thực hiện cúng cả hai mâm chay và mặn hoặc chỉ một mà thôi.

3.1. Mâm cỗ chay dâng cúng Phật

Ngày nay, số lượng người theo tín ngưỡng Phật, ăn chay vào các ngày rằm ngày càng phổ biến. Vì thế, trong mâm cúng rằm tháng Giêng càng không thể thiếu mâm cỗ chay dâng cúng Phật. Mâm cúng này càng phải có các lễ vật sau:

  • 1 đĩa xôi gấc để cả năm luôn nhận được sự ngọt ngào và hạnh phúc

  • 1 dĩa chè trôi nước để mọi việc được trôi chảy cả năm

  • 1 đĩa trái cây

  • 1 bình hoa tươi

  • 1 dĩa đậu để thể hiện sự thanh đạm trong ăn chay

  • Ngoài ra, với các gia đình khá giả còn chuẩn bị thêm các món chay được chế biến theo từng vùng miền hay những món mình thường dùng trong ngày ăn lạt. Như các món chế biến với đậu thực hiện nấu canh hoặc xào.

Tuy chỉ là mâm chay nhưng chúng ta vẫn cần phải tạo sự cân đối về màu sắc để hài hòa với ngũ hành. Cụ thể là màu xanh tượng trưng cho hành mộc, màu đỏ tương trưng cho hành hỏa, màu trắng tượng trưng cho hành thủy, màu vàng tượng trưng cho hành kim và màu đen tượng trưng cho hành thổ. Như vậy mới có một mâm cúng đẹp và ý nghĩa nhất.

Khi chuẩn bị các lễ vật cúng thì chúng ta không nên sử dụng trái cây và hoa giả. Bên cạnh đó cũng cần phải dọn dẹp sạch sẽ không gian xung quanh nơi thờ cúng. Trong khi đọc văn khấn cúng thì cần phải đảm bảo không gian yên tĩnh. Như vậy mới có thể tập trung vào việc cúng kiếng.

3.2. Mâm cỗ mặn dâng cúng gia Tiên

So với mâm cúng chay thì mâm mặn hầu như nhà nào cũng có. Bởi đây là cách thể hiện lòng thành kính với ông bà, tổ tiên. Tùy theo khả năng tài chính, tập tục của địa phương sẽ có cách chuẩn bị mâm cúng rằm tháng Giêng cho phù hợp. Thường là 4 bát và 6 đĩa tùy theo món ăn mình chọn.

  • Bánh chưng (nếu là miền Bắc) hoặc bánh tét (nếu là miền Nam).

  • Món canh như canh măng hầm xương heo hay canh mọc, hoặc canh bóng hoặc miếng.

  • 1 dĩa xôi gấc.

  • 1 con gà luộc.

  • 1 đĩa chả nem rán

  • 1 đĩa giò lụa

  • 1 đĩa thịt luộc

  • 1 đĩa rau củ xào thịt bò hay nạc thăn lợn

Và cần chuẩn bị thêm một số lễ vật sau:

  • 1 lọ hoa cúc hay hoa bất kỳ như hồng, đào, đồng tiền, mai…

  • Tiền, vàng mã

  • Hoa quả tươi

  • Ấm và cốc nước chè

Goi-y-mam-co-cung-ram-thang-Gieng-2021-danh-cho-ban-5

Mỗi món ăn trong mâm cúng rằm đều thể hiện mong muốn của người Việt. Như bánh chưng thể hiện sự sinh sôi, nảy nở, dưa hành và thịt lợn đại diện cho sự cân bằng âm dương. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải đảm bảo đủ vị. Như vị cay của ớt, vị mặn của nước chấm, vị ngọt của bánh, vị chua của dưa hành. Như vậy mới đảm bảo được sự đủ đầy cho mọi khởi đầu mới đầy tốt đẹp.

Dù chuẩn bị cỗ mặn hay cỗ chay thì vẫn còn vài lễ vật khác mà chúng ta không thể thiếu. Đó là: rượu, nước, trầu cau, nhang đèn, giấy tiền vàng mã, thuốc lá, hương hoa và trái cây. Ngoài những món trên thì còn có tiền thật để cúng để mong cả năm tiền vào như nước.

Cúng rằm tháng Giêng tuy là tín ngưỡng của dân gian nhưng nó đã hình thành thói quen trong đời sống của người dân Việt. Tùy theo khả năng tài chính của mỗi nhà, sự tín ngưỡng sẽ có những cách chuẩn bị mâm cỗ tương ứng. Chúng ta không cần phải bắt chước ai hay cố gắng cho đủ mọi thứ thật hoành tráng. Quan trọng nhất vẫn là tấm lòng chân thành của bạn đối với thần linh, ông bà và tổ tiên. Hy vọng với các thông tin được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp ích cho các bạn trong việc chuẩn bị mâm cúng ngày rằm sắp tới này.
Chúc các bạn nhận được nhiều tài lộc, may mắn trong năm mới 2021!