Tết Thanh Minh 2022 vào ngày nào, thứ mấy? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Thanh Minh là gì?

Tết Thanh Minh mặc dù không phải là ngày lễ lớn trong năm, tuy nhiên nó lại mang ý nghĩa đặc biệt đậm chất văn hóa Việt Nam. Xuất hiện từ thời xa xưa, được lưu truyền và gìn giữ trong suốt mấy nghìn năm lịch sử, mang đến những giá trị tinh thần đặc biệt thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với ông bà, tổ tiên. Vậy ngày Tết Thanh Minh 2022 có ý nghĩa gì và diễn ra vào thời gian nào thì hãy cùng TVMS tìm hiểu kỹ hơn ngay sau đây nhé.

1. Tết Thanh Minh 2022 vào ngày nào, thứ mấy?

Chắc hẳn khi nhắc đến Tết Thanh Minh ai đã từng đọc qua tác phẩm văn học Truyện Kiều của Nguyễn Du đều sẽ nhớ đến câu thơ nổi tiếng: “Thanh Minh trong tiết tháng ba, Lễ là Tảo Mộ, hội là Đạp Thanh.” Thời gian này là một dịp để con cháu thể hiện tấm lòng của mình đối với ông bà tổ tiên, cũng như là du xuân, thăm thú, tham gia các lễ hội khác.

Tết Thanh Minh thường không có thời gian cố định mà diễn ra trong khoảng sau tiết xuân phân và trước tiết Cốc Vũ. Tết Thanh Minh 2022 rơi vào mùng 5 tháng 3 âm lịch (tức ngày 5 tháng 4 dương lịch), là chủ nhật đầu tiên của tháng thuận lợi cho các hoạt động diễn ra. Dịp này con cháu cùng nhau kéo về phần mộ tổ tiên tu sửa, quét dọn và bày mâm cúng thể hiện lòng thành và cầu mong ông bà phù hộ bình an.

2. Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Thanh Minh là gì?

2.1. Nguồn gốc của Tết Thanh Minh

Tết Thanh Minh hay có nhiều nơi còn gọi là Tiết Thanh Minh là 1 trong 24 tiết khí trong lịch biểu Việt Nam. Diễn ra vào thời điểm Xuân Phân hàng năm, bắt nguồn từ Trung Quốc chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa xưa.
Tương truyền vào thời Xuân Thu của Trung Hoa cổ đại có vị vua là Tấn Văn Công gặp loạn lạc phải bỏ nước lưu vong. Trong lúc khó khăn vua Tấn được một người hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi hộ tống, hiến kế và luôn kề cận giúp đỡ ông. Vị hiền sĩ họ Giới dốc lòng bảo vệ, đến cả thịt da mình cũng lóc ra dâng vua ăn vì thức ăn cạn kiệt. Vua Tấn Văn Công sau khi biết đã cảm kích không thôi nhưng sau khi giành lại được đất nước ông lại quên công lao của Giới Tử Thôi ngày ấy.

Thay vì oán trách nhà vua, Giới Tử Thôi chỉ lặng lẽ cùng mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn và mặc kệ ơn mua ban phát. Tấn Văn Công tức giận ra lệnh đốt cả khu rừng Điền Sơn hòng ép Giới Tử Thôi về cung, tuy nhiên ông đã sai khi Tử Thôi vẫn một lòng cự tuyệt. Hai mẹ con ông sau đó đều phải chết cháy trong rừng.

Vua Tấn ân hận xót thương nên đã ra lệnh lập đền thờ, cấm đốt lửa và cả nước phải ăn đồ nguội trong 3 ngày (3/3-5/3 âm lịch) để tưởng nhớ công lao của hiền sĩ họ Giới. Từ đó ngày 3/3 âm lịch được coi là Tết Hàn Thực và đây cũng là một ngày thuộc Tết Thanh Minh để nhớ công ơn người đã khuất. Đến khi du nhập vào Việt Nam tục lệ này đã dần thay đổi để hợp với văn hóa bản địa, ngày này trở thành tục tảo mộ tổ tiên trong tiết trời xuân se lạnh.

tet-thanh-minh-2022-1

2.2. Ý nghĩa của Tết Thanh Minh

Gắn liền với đạo lý uống nước nhớ nguồn của người Việt Nam, Tết Thanh Minh 2022 là dịp để gia đình tụ họp đầy đủ, tưởng nhớ về công ơn sinh thành, dưỡng dục của tổ tiên, ông bà. Dịp này còn là dịp mà lòng hiếu thuận của con cháu được thể hiện rõ nhất với các hoạt động được tổ chức trang trọng, chỉnh chu. Đây là một nét văn hóa đẹp của người Việt Nam cần gìn giữ cho thế hệ trẻ sau này.

Ngoài ra Tiết Thanh Minh còn có ý nghĩa ám chỉ là ngày đẹp trời trong xanh, nắng ấm, không khí dễ chịu phù hợp cho các hoạt động ngoài trời.

3. Trong Tết Thanh Minh 2022 người Việt thường làm gì?

Vào ngày này, đông đủ các thành viên trong gia đình sẽ tổ chức đi tảo mộ, dọn dẹp vệ sinh cho khu nghĩa trang nhà mình. Mọi người sẽ dọn sạch cỏ dại, đắp lại mồ mả, phát quang sạch sẽ, thoáng đãng, sau đó dâng lễ vật và thắp hương trước mộ người đã khuất.

Những mâm cơm được chuẩn bị tươm tất, dâng lên thành kính tỏ lòng biết ơn đối với ông bà tổ tiên. Đồng thời cầu xin những điều tốt đẹp và phước lành đến cho gia đình mình. Ngoài ra đây cũng là dịp để các thành viên cùng nhau ăn uống, sum vầy trò chuyện với nhau gắn kết tình nghĩa bền chặt keo sơn.

4. Cần sắm lễ những gì trong Tết Thanh Minh

Tùy theo phong tục và tập quán của từng địa phương mà có những cách sắm lễ cho Tết Thanh Minh khác nhau. Đa số thường bao gồm: trầu, cau, nhang, đèn, tiền vàng mã, rượu, hoa, trái cây… và mâm cúng cơm tùy theo gia đình.

  • Ở tại nhà: Cần lưu ý dọn dẹp bàn thờ gia tiên và nhà cửa sạch sẽ. Chuẩn bị mâm cỗ và ăn mặc chỉnh tề thắp hương khấn vái thể hiện sự thành kính, trang trọng với người đã khuất.

  • Ở ngoài mộ: Khi làm lễ ngoài mộ gia chủ có thể để mâm đồ mặn 1 bên đồ lễ nhang, đèn. Sau đó khấn vái 3 lần để tỏ lòng thành với các Thổ Công, Thổ Địa canh giữ vùng đất rồi mới mời gia tiên về thụ hưởng lễ vật. Sau khi hương tàn, mọi người tiến hành ra khu lăng mộ gia đình, thắp hương xin phép cho con cháu dọn dẹp, vệ sinh. Sau khi xong có thể tạ hóa vàng bạc và ra về.

5. Bài văn khấn trong tiết Thanh Minh 2022

5.1. Văn khấn Tết Thanh Minh tại gia

Nam mô A di Đà Phật! (3 lần)

Con xin lạy thần thánh bốn phương, tám hướng. Các chư phật tại vị.

Con xin lạy các vị thần cai quản, Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ.

Con xin lạy cửu quyền thất tổ, gia tiên tiền tổ, họ hàng nội ngoại hai bên gia tộc họ:…

Con tên họ:… sinh ngày/tháng/năm, ngụ tại địa chỉ:…

Có trách nhiệm trông nom, coi sóc việc thờ phụng của gia tộc họ: …

Hôm nay là ngày/tháng/năm con cùng toàn gia trước bàn thờ tổ tiên cúi đầu, bái lễ dâng hương và lễ vật thể hiện lòng thành nhân dịp Tết Thanh Minh 2022 . Kính mời hương hồn tổ tiên, cửu quyền thất tổ, ông bà, cha mẹ, cô, dì, chú, bác chứng giám và thụ hưởng lễ vật.

Xin gia tiên tề tổ, ông bà phù hộ độ trì cho gia đình bình an vạn sự, cho cháu sung túc đủ đầy, gia đình làm ăn phát đạt, che chở con cháu ba tháng mùa hè chín tháng mùa đông đều êm ấm, an vui. Điều lành mang đến, điều dữ mang đi, công việc thuận lợi, sức khỏe dồi dào, gặp nhiều may mắn.

Chúng con thành tâm dâng lễ mọn, cúi xin gia tiên chứng giám cho lòng thành của gia tộc họ: …

Nam mô A di Đà Phật! (3 lần)

5.2. Văn khấn Tết Thanh Minh tại mộ

Nam mô A di Đà Phật! (3 lần)

Con xin lạy thần thánh bốn phương, tám hướng. Các chư phật tại vị hoàng thiên, hậu thổ, tôn thần.

Con xin lạy các vị thần bản xứ cai quản khu vực này, Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ.

Hôm nay là ngày/tháng/năm

Con tên là: … sinh ngày… địa chỉ ngụ tại: …

Nhân dịp Tết Thanh Minh, gia đình chúng con thành tâm sắm lễ trầu cau, hương trà, hoa quả thắp nén nhang dâng trước án, kính mời các vị chư thần chứng giám.

Gia đình chúng con có phần mộ của gia tộc (hoặc mộ của người thân nói rõ) an táng tại nơi đây nay muốn sửa sang xây đắp. Vì vậy chúng con xin kính báo các đấng thần linh, chư vị thần thánh, Thổ công, Thổ phủ… cai quản trong khu vực này thụ hưởng lễ vật, cho phép chúng con được tu sửa phần mộ gia tộc được chỉnh chu, nghiêm trang. Cúi xin các vị phù hộ độ trì cho toàn gia khỏe mạnh, bốn mùa may mắn, bình an. Đông ấm, hè mát gặp ác hóa thiện, gặp dữ hóa lành.

Nam mô A di Đà Phật! (3 lần)

tet-thanh-minh-2022-5

Tết Thanh Minh với khí tiết trong xanh, mát mẻ cùng ý nghĩa văn hóa to lớn là nét đẹp bao đời nay của người Việt Nam. Những thông tin mà TVMS đem đến hôm nay hy vọng sẽ giải đáp được thắc mắc của các bạn về ngày lễ này.