Ngày vía Thần Tài 2022 là ngày nào, nên làm gì?

Cứ đền mùng 10 Tết hàng năm, bà con lại nô nức lấy vía Thần Tài để cầu cho một năm mới làm ăn sung túc, dồi dào tài lộc. Vậy ngày vía Thần Tài bắt nguồn từ đâu và trong ngày này, bạn nên làm gì? Cùng tìm hiểu theo những chia sẻ dưới đây của Thư Viện Mua Sắm nhé!

Ngày vía Thần Tài 2022

Ngày vía Thần Tài năm 2022 nhằm mùng 10 tháng Giêng Âm lịch, trúng thứ Năm ngày 10 tháng 2 năm 2022. Tập tục truyền thống trong ngày này là người dân thường đổ xô đi mua vàng thể hiện mong muốn buôn may bán đắt, kinh doanh gặp thuận lợi.

Nguồn gốc của ngày vía Thần Tài

Theo sự tích được lưu truyền lại thì ngày vía Thần Tài bắt nguồn từ vị thần cai quản tiền tài, quan lộc trên trời, tên gọi Thần Tài. Trong một lần đi chơi uống rượu, Thần Tài say quá vô tình rơi xuống hạ giới. Vì va đầu vào đá nên bị mất trí nhớ. Dưới trần gian, Thần Tài rong ruổi khắp nơi, đến nhà nào xin ăn thì nhà đó bỗng trở nên giàu có, đạt cát đại lợi.

Trong quá trình lưu lạc, quần áo của ông bị mất. May mắn thay được một ông chủ quán tốt bụng cho nương nhờ. Trước đây, quán ăn này không có khách đến nhưng từ khi Thần Tài đến, quán bỗng dưng đông khách lên hẳn.

Sau này tìm được quần áo và nhớ lại, đúng ngày mồng 10 tháng Giêng, Thần Tài đội mũ bay về trời. Để tưởng nhớ ngài, người dân chọn ngày này là ngày vía Thần Tài, lập bàn thờ vừa đặt lễ cúng vừa đi mua vàng để cầu tài lộc may mắn, sung túc cho cả năm. Đặc biệt là những gia đình kinh doanh, hoặc làm việc liên quan đến buôn bán.

Ngày vía Thần Tài nên làm gì?

Trong ngày vía Thần Tài, bà con thường đi mua vàng, vì theo quan niệm dân gian cho rằng mua vàng vào ngày này sẽ có nhiều tài lộc may mắn, sung túc cả năm. Vì thế, không có gì khác lạ khi cứ đến ngày mồng 10 Tết, các tiệm vàng lúc nào cũng đông vui, mở cửa 24/24 chào đón Khách hàng khắp nơi nơi.

Ngoài mua vàng, họ còn mua các vật phẩm phong thủy về nhà để trưng bày hoặc làm quà tặng cho bạn bè, người thân. Ví dụ như đá phong thuỷ, vòng phong thủy, cóc ngậm tiền… với mong muốn “đổi vía”, tài lộc sẽ gõ cửa đem đến vạn điều vui.

Không chỉ những gia đình hay cá nhân đang kinh doanh mới quan tâm đến ngày vía Thần Tài. Hiện nay, nhiều bạn trẻ cũng rất quan tâm đến dịp này, họ thường mua trang sức để cầu may mắn hoặc mua vàng tích lũy, làm vốn cho tương lai.

Những điều kiêng kỵ vào ngày vía Thần Tài?

Vì là phong tục truyền thống nên trong ngày vía Thần Tài rất quan trọng đối với người dân Việt Nam. Có rất nhiều điểm cần lưu ý, do đó, gia chủ nên biết để việc cầu tài cầu phúc được bình an và hanh thông.

1. Vị trí đặt ban thờ Thần Tài:

  • Không đặt ban thờ Thần Tài ở những nơi không sạch sẽ như nhà vệ sinh, nhà tắm, nhà bếp hay sân phơi đồ…. Điều này sẽ làm mất đi sự tôn kính đối với bề trên.

  • Không dùng đèn nháy, đèn điện thay cho nến hay đèn dầu vì ông bà xưa cho rằng dùng bóng đèn điện hay đèn nháy có thể sinh ra những trường khí không tốt.

  • Không đặt ban thờ Thần Tài ở lối đi lại sẽ làm mất đi sự tôn kính nơi thờ cúng.

2. Hướng đặt ban thờ Thần Tài:

  • Không đặt bàn thờ Thần Tài nhìn ra hướng Ngũ Quỷ (Đông Bắc, Tây Nam)

3. Trang phục của gia chủ mặc trong ngày vía Thần Tài:

  • Gia chủ nên mặc quần áo chỉnh tề khi cúng vía Thần Tài. Không nên mặc đồ luộm thuộm, rách rưới khi cúng bái.

4. Lời ăn tiếng nói trong ngày vía Thần Tài:

  • Vào ngày này, hạn chế không cãi nhau, đánh nhau, không nói bậy, chửi tục… ảnh hưởng đến sự uy nghiêm nơi thờ cúng.

5. Đem lộc cúng vía Thần Tài cho người ngoài:

  • Nhiều gia đình có thói quen sau khi cúng Thần Tài xong sẽ chia sẻ lộc cho nhiều người kể cả người ngoài. Tuy nhiên đây là một trong những điều tối kỵ.

  • Ngoài ra, để giữ nguyên tài lộc cho gia đình mình, sau khi hoàn tất lễ cúng, gia chủ nên cất muối gạo đi. Còn nước thì hắt từ ngoài vào trong mình, ngụ ý lộc tài chỉ vào nhà chứ không ra ngoài.

6. Vật phẩm trên mâm cúng Thần Tài:

  • Nên sử dụng hoa quả tươi, có nụ, có hương thơm, không sử dụng hoa quả giả để cúng.

  • Bàn thờ Thần Tài phải được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên, không nên đợi đến dịp thờ cúng mới lau.

Giờ cúng vía Thần Tài

Theo chia sẻ của các chuyên gia về văn hóa, lễ cúng vía Thần Tài nên được tiến hành vào các khung giờ buổi sáng. Tốt nhất cả là từ 5 giờ – 7 giờ hoặc 11 giờ – 13 giờ.

Mâm lễ cúng Thần Tài gồm những gì?

Trong mỗi gia đình người Việt bình thường đều có một bàn thờ Thần Tài trang nghiêm đặt ở gần cửa ra vào. Vị trí này theo dân gian quan niệm là dễ nghênh tiếp tài lộc và tiếp sức cho công việc làm ăn luôn thuận buồm xuôi gió.

Các vật phẩm để cúng Thần Tài như sau:

  • Đèn cầy
  • Hương (Nhang)
  • 3 ly nước.
  • 3 ly rượu.
  • Gạo (Gạo tẻ)
  • Vàng mã.
  • Muối hạt sạch.
  • Thuốc lá.
  • Bộ tam sên gồm thịt heo luộc (thịt heo phải có cả mỡ, nạc, da), 3 quả trứng luộc và 3 con tôm
  • Hoa tươi (Hoa cúc vàng, hoa đồng tiền,…)
  • Tiền lẻ
  • 1 đĩa bánh kẹo (1 đĩa)
  • Trầu cau (1 quả cau, 1 quả trầu)
  • Xôi đậu xanh

Bên cạnh đó, dựa vào điều kiện tài chính và yếu tố văn hoá vùng miền, gia chủ có thể chuẩn bị thêm một số món ăn như cá lóc nước, bánh hỏi thịt heo quay… đặt trên bàn thờ cúng Thần Tài cầu tài lộc, may mắn.

Mua tượng Thần Tài cao cấp đặt trên bàn thờ với LINK NÀY nhé!

Tập tục mua vàng, trang sức, vật phẩm phong thủy… cầu tài lộc trong ngày vía Thần Tài đã trở nên rất đổi quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Chính vì lẽ đó, hòa trong không khí rộn ràng sắc xuân của ngày mùng 10 Tết, bạn có thể chọn mua TẠI ĐÂY nhé!

Chúc bạn có một ngày vía Thần Tài nhiều may mắn!