Mâm cỗ và bài cúng rằm tháng giêng 2022 đầy đủ nhất

Cúng rằm tháng Giêng là một lễ cúng quan trọng nhất trong cả năm của người Việt. Trong ngày này, các gia đình đều chuẩn bị mâm cỗ cúng chu đáo dâng lên Tổ tiên. Trong bài viết này, TVMS sẽ giới thiệu chi tiết mâm cúng, bài văn cúng, cúng rằm tháng Giêng 2022 vào giờ nào tốt và những lưu ý mọi người cần lưu ý khi cúng để mọi người tham khảo.

1. Giới thiệu đôi nét về ý nghĩa cúng rằm tháng Giêng

Rằm tháng Giêng hay còn có gọi khác là Tết Nguyên tiêu và được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của người Việt. Thế nên các cụ ngày xưa mới có câu ‘‘Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng’’ thể hiện sự quan trọng của việc cúng rằm vào tháng này.

Vào ngày rằm tháng Giêng, mọi gia đình thường làm mâm cỗ cúng gia tiên, thần linh cầu mong gia đạo bình an, mọi việc thuận lợi, suôn sẻ.

2. Rằm tháng Giêng năm 2022 nhằm vào ngày nào?

Người xưa cho rằng, cúng rằm tháng Giêng vào chính Rằm ngày 15 là tốt nhất. Bởi đây là thời điểm trăng sáng nhất tháng đầu tiên năm. Tương truyền, vào chính thời điểm này, Đức Phật đã giáng lâm, gia ân độ trì cho chúng sinh. Vì thế, mọi người thành tâm làm lễ cúng để cầu mọi việc như nguyện, sức khỏe và bình an trong cả năm.

Rằm tháng Giêng năm 2022 , năm Nhâm Dần nhằm vào thứ 3 ngày 15/2/2022 dương lịch. Theo lịch can chi là vào ngày Kỷ Hợi, ngũ hành Mộc, lục nhâm Tốc hỷ, sao Vĩ. Thời điểm tốt nhất để tiến hành cúng Rằm tháng Giêng 2022 vào chính Rằm, giờ Ngọ (từ 11h trưa đến 1h chiều).

Nhưng vì rằm tháng Giêng của năm 2022 vào thứ ba nên các gia đình có thể cúng rằm từ ngày 13 hoặc 14 vẫn được.

3. Mẫm cỗ cúng rằm tháng Giêng năm 2022

Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng không theo một khuôn mẫu nào, mà tùy theo hoàn cành từng gia đình, phong tục từng vùng miền. Nhưng thông thường cỗ cúng rằm tháng Giêng được chia thành 2 loại đó là mâm cỗ chay cúng Phật và mâm cỗ mặn để cúng gia tiên.

Mâm cỗ chay dâng cúng Phật

Với mâm lễ cúng Phật rằm tháng Giêng sẽ được chuẩn bị là đồ chay. Bao gồm: Hoa quả, bánh trôi nước, chè, xôi, các món xào - nấu được làm từ đậu nhưng chế biến đa dạng món, khi nấu không thêm nhiều hương liệu. Đặc biệt ở một số địa phương mâm lễ bắt buộc phải có bánh trôi nước. Ý nghĩa của cúng bánh trôi ngày Tết Nguyên Tiêu là mong mọi việc quanh năm được trôi chày, hanh thông

Mẫm cỗ chay cúng rằm tháng Giêng 2022 có từ 10, 12 cho tới 25 món. Điểm đặc biệt nhất của mâm cỗ chay đó là sự hiện diện của 5 màu sắc tượng trưng cho ngũ hành.

Mâm lễ mặn cúng gia tiên Rằm tháng Giêng

Thường thì mâm cỗ cúng gia tiên rằm tháng Giêng được làm cỗ mặn. Tùy theo các vùng khác nhau mà các món ăn cũng có sự thay đổi. Với mâm cúng rằm tháng Giêng bắt buộc phải có: đĩa thịt gà luộc, chả giò chiên, xôi gấc, thịt vai luộc, 1 bát canh (canh bóng, canh măng, 1 đĩa rau xào thịt thập cẩm, 1 đĩa giò, 1 đĩa xôi gấc. Và cần phải chuẩn bị đủ 1 đĩa hoa quả tươi, rượu, trầu cau, đèn nến, vàng mã…

cúng-ram-thang-gieng-05

4. Chi tiết bài cúng rằm tháng Giêng 2022

Có nhiều người vẫn chưa biết bài cúng rằm tháng Riêng như thế nào. Bởi vì có khấn đúng thì tôt tiên mới về thụ lộc được. Vậy nên. Nếu muốn lễ đúng thì bạn hãy tham khảo bài văn cúng rằm tháng Giêng 2022 ngay sau đâu:

  • Con lạy 9 phương Trời, con lạy 10 phương Phật, Chư Phật mười phương.

  • Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ cùng các chư vị Tôn thần.

  • Con lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa và ngài Bản gia Táo quân cùng các chư vị Tôn thần.

  • Con xin kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, kính lạy Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội.

Tín chủ (chúng) con tên là: …

Ngụ tại địa chỉ: …

Hôm nay, ngày rằm tháng Giêng năm Nhâm Dần 2022, gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con có lòng thành, sửa sang hương đăng trà tửu, sắm sanh lễ vật, dâng lên hương án.

Chúng con mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa. Mời ngài Bản gia Táo quân, Long mạch, Ngũ phương, Tài thần. Cúi xin các vị linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành của tín chủ thụ hưởng lễ vật.

Chúng con xin mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, cùng chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ… nghe lời cầu khấn của con cháu, kính mời giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng hương đăng lễ vật.

Tín chủ con lại thỉnh mời ông bà tiền chủ, hậu chủ tại gia về hiến hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành của gia chủ phù hộ độ trì cho gia đình được vạn sự tốt lành.

Khấn xong, cúi lạy và vái 3 vái.

5. Những lưu ý khi cúng rằm tháng Giêng cần biết

Ở trên, chúng tôi đã giới thiệu tới bạn đọc thời gian cúng rằm tháng Giêng, mâm cỗ cần chuẩn bị và bài cúng chi tiết nhất. Nhưng để khóa lễ trọn vẹn bạn cần chú ý không làm nhưng điều kỵ dưới đây.

Không dùng hoa quả giả bày lên ban thờ

Rất nhiều gia đình đã mua hoa quả giả đặt trên ban thờ cho đẹp, vì những loại hoa quả giả này với màu sắc rất bắt mắt dùng được lâu mà không lo hỏng, héo. Tuy nhiên, việc bày hoa quả giả trên bàn thờ hay trong mâm lễ là việc làm không đúng. Thờ cúng Phật phải tịnh tâm, nhà có sao dâng vậy, nên dùng hoa tươi, trái cây tươi để dâng cúng thần Phật, tổ tiên.

Không đốt nhiều vàng mã

Lễ cúng rằm tháng Giêng 2022 là cầu nguyện cho mọi người một năm mới an lành thịnh vượng. Tuy nhiên, Phật không bắt bắt buộc khi cúng phải đốt vàng mã, tránh gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm tài chính cho gia chủ.

Không dùng đồ chay giả mặn

Trong ngày rằm tháng Giêng thì thường chọn mâm cỗ chay để cúng Phật và gia tiên. Mong trong năm mới gia chủ luôn bình an, gặp nhiều may mắn. Tuy nhiên, gia chủ cần lưu ý, khi làm cỗ cúng Rằm tháng Giêng là đồ chay thì nên làm đồ thuần chay.

Lau dọn ban thờ

Vào ngày Rằm tháng Giêng, các tín chủ phải lau dọn bàn thờ. Khi dọn dẹp không cần lưu ý không xê dịch bát hương. Trước khi tiến hành lau dọn nên thắp 1 nén hương khấn xin Thần linh Thổ địa, ông bà tổ tiên về việc lau dọn ban thờ để chuẩn bị lễ cúng Rằm tháng Giêng.

Chi tiết mâm cỗ, bài cúng rằm tháng Giêng 2022 đã được chúng tôi giới thiệu chi tiết ở trên. Hi vọng, những kiến thức này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích cho mình. Thường xuyên ghé thăm TVMS để đón đọc những bài viết mới nhất mang tới bạn nhiều thông tin quý giá nhất*