Giỗ tổ Hùng Vương 2022 vào thứ - ngày mấy? Người lao động được nghỉ mấy ngày?

Giỗ tổ Hùng Vương 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là dịp diễn ra các lễ hội mang đậm nét tinh hoa văn hóa dân tộc tưởng nhớ Vua Hùng. Vậy nguồn gốc và ý nghĩa của ngày giỗ tổ Hùng Vương là gì? Năm 2022 này người lao động được nghỉ mấy ngày? Cùng Thư Viện Mua Sắm khám phá lễ hội lớn nhất của dân tộc Việt Nam chúng ta nhé!

1. Giỗ tổ Hùng Vương năm 2022 thứ mấy, ngày mấy?

Ngày 10/3 hàng năm được chọn là ngày giỗ tổ Hùng Vương hàng năm có nguồn gốc bắt đầu từ đời Vua Lê Thánh Tông và đời Vua Lê Kinh Tông năm 1601 sao chép và đóng dấu kiềm đế tại Đền Hùng. Đến thời nhà Nguyễn, năm Khải Định thứ 2 chính thức chọn ngày 10 tháng 3 âm lịch là ngày giỗ tổ Hùng Vương.

Người lao động đặc biệt quan tâm đến các ngày lễ lạt vì họ được nghỉ ngơi ở nhà cùng gia đình dưỡng sức sau chuỗi ngày làm việc bận rộn hoặc tham gia cùng mọi người. Năm 2022 này, ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 10-3 âm lịch nhằm vào Chủ nhật ngày 10 tháng 4 dương lịch. Biết chính xác được ngày theo dương lịch của Giỗ Tổ Hùng Vương thì bạn sẽ dễ sắp xếp công việc và lịch trình của mình hơn.

2. Lễ giỗ tổ Hùng Vương 10/3 được nghỉ mấy ngày?

Vì là ngày hội linh thiêng của cả dân tộc nên Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến việc thờ cúng, tổ chức các hoạt động văn hóa. Đó cũng là lí do ngày lễ giỗ này trong luật lao động, người lao động được nghỉ.

Năm 2022 này, ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương 10-3 âm lịch rơi vào ngày Chủ Nhật ngày 10 tháng tư dương lịch. Do đó người lao động được nghỉ bù vào thứ hai của tuần hết tiếp. Tức là người lao động được nghỉ 3 ngày liên tiếp thứ bảy - 9 tháng 3 đến thứ hai - 11 tháng tư của năm 2022.
gio-to-hung-vuong-11
Lịch ngày giỗ giỗ tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch nhằm 10 tháng 4 dương lịch năm 2022 (Ảnh Internet)

3. Thông tin chung về lễ giỗ tổ Hùng Vương

3.1. Ý nghĩa - nguồn gốc của ngày giỗ tổ Hùng Vương

gio-to-hung-vuong-2
Linh thiêng và trang trọng (Ảnh Internet)

  • Ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch hàng năm được xem là ngày nhớ đến nguồn cội của toàn dân tộc Việt Nam. Dù ai làm gì ở đâu cũng đều muốn quay về vùng đất Việt Trì, Phú Thọ để tham gia lễ hội.

  • Trong ngày này các lễ hội được lập ra để tôn sùng và nhớ ơn các vị vua Hùng từ các đời có công dựng nước và giữ nước. Các bậc tiền nhân đã khổ công khai sáng và vì nhân dân để giữ nước cho đời con cháu.

  • Ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3 còn là dịp để giáo dục các thế hệ con cháu truyền thống nhớ ơn các bậc tiền bối tạo dựng đất nước với câu “Uống nước nhớ nguồn” một cách linh thiêng và thực tế , sôi động nhất.

  • Bên cạnh đó, dịp này cũng là cơ hội để Việt Nam quảng bá đến bạn bè anh em thế giới di sản văn hóa dân tộc vô cùng linh thiêng và giá trị có từ ngàn năm Văn Hiến, ăn sâu vào tiềm thức và trở thành nét văn hóa tinh hoa của những người con bao thế hệ dân tộc Việt Nam.

  • Chính tổ chức UNESCO cũng đã đánh giá hoạt động “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” đã đáp ứng đủ tiêu chí quan trọng - là Di sản có giá trị nổi bật mang tính toàn cầu. Bạn bè quốc tế cũng đã biết đến và tham gia vào lễ hội nếu cùng với dịp đi du lịch khám phá Việt Nam nói chung và vùng đất quê Bắc Bộ (cụ thể là Việt Trì, Phú Thọ) nói riêng.

3.2. Lễ giỗ tổ Hùng Vương tổ chức ở đâu?

Theo truyền thuyết dân gian, Cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ được xem là Thủy Tổ của người Việt khi dẫn 50 con xuống biển và 50 con lên non lập nghiệp.
Trong cả nước Việt Nam hiện nay có trên dưới 1417 đền thờ Vua Hùng. Tuy nhiên địa điển diễn ra chính thức các hoạt động lễ tế và lễ hội được diễn ra ở Đền Hùng. Do đó, lễ giỗ tổ Hùng Vương 10 tháng 3 âm lịch hàng năm được tổ chức ở Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ.

3.3. Trong lễ giỗ tổ Hùng Vương diễn ra các nghi lễ nào


Nghi thức Rước lễ (Ảnh Internet)

Trong tuần giỗ tổ Hùng Vương sẽ diễn ra hai phần, một phần lễ và một phần hội.
Lễ gồm: Lễ rước kiệuLễ tế dâng hương tại Đền Thượng

  • Lễ rước kiệu: Gồm chuẩn bị cờ hoa long trọng cùng với lọng, kiệu, trang phục truyền thống đầy màu sắc sặc sỡ đặc trưng. Từng đoàn rước kiệu xuất phát từ chân núi qua các đền để đến Đền Thượng.
  • Lễ Dâng hương: Thực hiện lễ cúng tế, mỗi người đều thắp lên đền vài nén hương để cầu nguyện dâng lên tâm niệm của mình với ông bà tổ tiên.
    Sau khi thực hiện xong các nghi thức phần lễ linh thiêng thì các trò chơi dân gian khác nhau được tổ chức như: Hát xoan, thi đấu vật, thi bơi cải, kéo co, đập niêu…
    Cụ thể:
    Nghi thức rước kiệu: Nghi thức này được đảm bảo tính trang nghiêm, thành kính và linh thiêng. Thành phần phân chia đoàn rước gồm:
  • Đội quân cầm Cờ tổ quốc, cờ thần
  • Trống chiêng
  • Đội cờ hội
  • Đội tàn, tán, lọng
  • Đội rước bát cửu
  • Đội rước kiệu văn
  • Đội (phường) bát âm (nhạc rước)
  • Chủ tế
  • Đội hình ban tế lễ
  • Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân và các đại biểu tham dự cùng quần chúng nhân dân địa phương hoặc các nơi khác đến tham dự.
    Lễ dâng hương Đền Thượng:
  • Nghênh thần:
    Chủ tế đọc lễ 4 vái đón vua Hùng và các Thần linh về ngự tại Long ngai, bài vị tại di tích
    Hiến lễ: Chủ tế và bồi tế quỳ độc hiến lễ, văn tế để dâng lễ lên ban thờ ( án gian, hương án) thờ cúng các Vua Hùng và các vị Thần linh. ( thực hiện 3 lần)
    Ẩm phúc và thụ tộ: Chỉ tế nhận lộc của Vua Hùng và các Thần linh ban
    Lễ tạ: Chỉ tế vái 4 vái kết thúc buổi lễ.
    Dâng hương: Sau khi thực hiện xong các bước lễ tạ, từng thành viên trong đoàn sẽ dâng hương lên vua Hùng và các Thần linh.
    Lễ bái: Khi cúng tế từng người cầm tay trái cắm nhang vào lư hương. Khi quỳ lạy bàn tay phải nắm lại, bàn tay trái bao nắm tay phải, đưa hai tay lên giữa hai lông mày rồi quỳ xuống đất. Khi lạy xuống thì quỳ gối phải trước rồi mới tới gối trái. Khi đứng lên thì gối trái co lên trước kế đến gối phải rồi toàn thân đứng lên, cũng có nơi quỳ hai gối xuống và lên cùng lúc.
    Tất nhiên trong nghi thức dâng lễ tại Đền Hùng không thể thiếu lễ vật:
    gio-to-hung-vuong-4
    Vật phẩm dâng từ lòng thành con cháu (Ảnh Internet)
    Lễ chay: 18 chiếc bánh chưng, 18 chiếc bánh giầy tượng trưng cho 18 đời Vua Hùng. Kèm theo là hoa quả, bánh, đặc sản địa phương như bánh mật, bánh gai, bánh chưng… kẹo bánh, trầu cau, nước lã… tất cả sạch sẽ tinh khiết…
    Lễ mặn: Theo truyền thông và thuyết tam sinh thì lễ vật mặn được chuẩn bị gồm: Thịt lợn, thịt bò, thịt dê. Thường thấy nhất là thủ lơn với xôi trắng, gà trống, rượu trắng.
    Hương ( nhang): Tất nhiên nghi thức này không thể thiếu hương. Hương gợi nên tâm linh linh thiêng, thanh tịnh.

Bạn đã tìm hiểu rõ các thông tin ở trên rồi và có muốn được một lần tham dự lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương 10- 3 năm 2022 này hay không? Hãy thử một lần để ghi nhớ dấu ấn của di sản văn hóa dân tộc cũng như duy trì nguồn mạch uống nước nhớ nguồn mà các thế hệ cha ông chúng ta trân trọng gìn giữ bao đời nhé!