Cúng ông Công ông Táo 2022 vào giờ nào thì tốt? Mâm cúng và bài cúng đầy đủ thế nào?

Cúng ông Công ông Táo 2022 vào ngày 23 tháng chạp (âm lịch) hàng năm là một trong những phong tục của người Việt. Dân gian quan niệm, việc tiễn ông Công ông Táo về chầu trời để tâu bẩm Ngọc Hoàng ban một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, sung túc tới cho gia đình. Trong bài viết này, TVMS sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin hữu ích như cúng ông Công ông Táo vào giờ nào thì tốt, mâm cúng và bài cúng được bố trí như thế nào là hợp lý…

1. Truyền thuyết về ngày ông Công ông Táo 2022

Mùng 5, 14, 23 là những ngày kỵ làm tất cả các việc lớn theo quan niệm dân gian vì những ngày này rất xấu trong ngũ hành. Các ngày này được ví như là ngày vua đi, ngày dành cho thần linh, nên người phàm cần kiêng kị đủ thứ nếu không muốn rước họa vào thân.

Theo truyền thuyết dân gian, ông Công ông Táo là ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ trông coi đất đai, nhà cửa và bếp núc của gia chủ. Các vị thần này được trời phái xuống trần gian để ghi chép lại việc thiện - ác của con người, những việc mà gia chủ đã làm được trong một năm qua.

Vào dịp gần tết, ngày 23 tháng chạp âm lịch hàng này các vị thần này lại cưỡi cá chép lên thiên đình. Sau đó bẩm trình lại với Ngọc Hoàng về những việc làm tốt, xấu của gia chủ trong một năm qua để ban phước lành hay định tội xứng đáng.

Ngày 23 tháng chạp âm lịch hàng năm được ấn định là ngày đưa ông Công ông Táo chầu trời hàm ý để các vị táo quân chuẩn bị chu đáo và lên đường thuận lợi. Với mong muốn gia đình được sung túc, khỏe mạnh, đầy đủ trong năm mới sắp đến nên mâm lễ của nhiều gia đình khá long trọng, chỉnh chu.

2. Cúng ông Công ông Táo 2022 vào giờ nào thì tốt?

Lễ cúng ông Công ông Táo năm 2022 sẽ rơi vào thứ ba, ngày 25 tháng 01 dương lịch (ngày 23 tháng chạp âm lịch năm Tân Sửu). Tuy nhiên, ở nhiều nơi vẫn có quan niệm lễ đưa ông Công ông Táo về trời phải diễn ra trước 12 giờ ngày 23 tháng chạp để ông Táo kịp về thiên đình dự buổi chầu.

Theo lịch vạn niên 2022 các gia đình thuộc các mệnh sau nên chọn các ngày vào giờ thích hợp:

  • Ngày 21 tháng chạp âm lịch (tức 23/01/2022) là ngày Bính Tý hợp với niên mệnh Giản Hạ Thủy, Lục nhâm lưu niên. Các khung giờ đẹp gồm:

+ Mão (5h - 7h)

+ Ngọ (11h - 13h)

+ Thân (15h - 17h)

+ Dậu (17h - 19h)

Trong đó khung giờ Ngọ (11h - 13h) là khung giờ tốc hỷ rất thích hợp để làm lễ cúng táo quân. Hứa hẹn một năm mới đầy may mắn, gặp dữ hóa may, sung túc ấm no cho gia chủ nếu đưa ông Công ông Táo về trời trong khung giờ này.

  • Ngày 23 tháng chạp (tức ngày 25/01/2022) ngày Mậu Dần, Hoàng Đạo, niên mệnh Thành Đầu Thổ, Lục nhâm xích khẩu. Các khung giờ đẹp gồm:

+ Thìn (7h - 9h): là giờ tốc hỷ vô cùng thích hợp để đưa ông Công ông Táo về trời. Táo quân sẽ đem những chuyện vui vẻ, may mắn cho cả gia đình, hóa giải những điều xấu, vận đen.

+ Tỵ (9h - 11h)

Thông thường theo quan niệm dân gian, các gia đình thường chọn giờ Ngọ ngày 23 tháng chạp hàng năm để làm lễ cúng ông Công ông Táo (tốt nhất là trước 12h trưa). Vì quan niệm giờ này các vị thần đã chuẩn bị chỉnh chu và tề tựu đầy đủ.

Tuy nhiên,giờ Ngọ (11h - 13h) ngày 23 tháng chạp năm Tân Sửu là giờ Hắc đạo, giờ xấu nên tránh làm lễ cúng. Bạn có thể chọn các giờ thích hợp như gợi ý ở trên để mang đến những tâm linh may mắn trong năm mới cho cả gia đình mình.

3. Chi tiết bài cúng ông Công ông Táo năm 2022

Bày lễ nghiêm trang ở nơi trang trọng để thể hiện sự thành tâm, thành kính của mình.

Khi dâng lễ cúng ông Công ông Táo 2022, bạn nên thắp hương khấn các vị chư thần với đầy đủ bài văn khấn sau đây để các vị nhận lễ và lên đường đi chầu:

Kính lạy Thượng Đế

Kính lạy các vị chư thần trấn giữ bốn phương tám hướng Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung ương hoàng đế chứng giám.

Kính lạy các vị thiên binh, thiên tướng, các vị trấn giữ các vùng biên, thần sấm, thần chớp.

Kính lạy sơn thần, long thần, thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ chứng giám

Hôm nay là ngày 23 tháng chạp năm Tân Sửu theo lệ dâng lễ tiễn thần Táo quân về thiên đình tấu sớ

Tín chủ con tên là… sinh ngày… tháng… năm… nguyên quán… địa chỉ thường trú…

Với tấm lòng thành kính con xin có chút lễ vật, nhang đèn thỉnh cầu kính mời các vị chư thần 4 phương 8 hướng cùng các vị thiên binh thiên tướng, chư vị thần tiên trên trời dưới đất, chứng giám cho con được làm lễ tiễn thần Táo quân về trời.

Kính lạy Thổ thần thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ chứng giám. Trong năm qua nhờ ân phúc của các ngài che chở chúng con được hạnh phúc, khỏe mạnh, mọi điều suôn sẻ, may mắn.

Hôm nay con làm lễ này thể hiện lòng thành kính tiễn các táo về trời tấu xin Thượng Đế, chư vị thần tiên 4 phương 8 hướng cùng thiên binh thiên tướng phù hộ độ trì cho gia đình con được mạnh khỏe, sung túc, hạnh phúc, gặp giữ hóa lành, gặp hung hóa cát, ấm no, đủ đầy,…

Con cầu xin Thượng đế, các vị thần tiên cùng chư ngài chứng giám cho tấm lòng thành kính, trang nghiêm của con.

Kính lạy các Táo nhận chút lễ vật mọn làm phương tiện và hành trang lên đường thuận lợi. Con xin cảm tạ ơn trên che chở, phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà phật 3 lần.

Thắp hương và lạy kính lễ 9 lần.

Khi hết tuần hương gia chủ tạ hóa vàng mã. Nếu dùng cá chép thật làm vật phẩm thì đem thả cá ở các ao, hồ, sông, suối phóng sanh.

4. Mâm lễ cúng ông Công ông Táo năm 2022 đầy đủ nhất

Mâm cúng ông Công ông Táo là các món ăn truyền thống của người Việt Nam, tùy theo vùng miền mà có những nét khác nhau. Bên cạnh đó tùy theo phong tục gia đình có thể chọn mâm cúng chay hoặc mặn.

Với mâm cúng chay lễ vật thường có: cốm, trầu cau, trái cây hoa quả, giấy tiền vàng bạc… Mâm cúng thường được chọn hội đủ màu sắc như tượng trưng cho một năm mới sung túc, đủ đầy.

Với mâm cúng mặn thường là các món ăn vùng miền. Thường xuất hiện trong mâm cúng như: xôi, gà luộc ngậm hoa hồng, đĩa gạo, đĩa muối, thịt lợn luộc, các món ăn truyền thống từng vùng miền… Và không thể thiếu giấy tiền vàng mã.

Đặc biệt đồ vàng mã cúng ông Công ông Táo phải chỉnh chu đầy đủ gồm: 3 chiếc mũ, 3 bộ áo, 3 đôi giày, 3 con cá chép giấy (hoặc 3 con cá chép thật). Mũ ông Công ông Táo (2 mũ đàn ông thường có 2 cánh chuồn, 1 mũ đàn bà không có cánh chuồn).

Tùy vào vùng miền bạn có thể chọn đồ vàng mã khác nhau để làm lễ. Ở các gia đình miền Trung có thường sử dụng ngựa giấy với đầy đủ dây yên, cương để làm phương tiện cho các táo. Ở miền Nam cúng hia, hài, mũ áo với các hộc cốm. Còn ở miền Bắc là những chú cá chép thật với quan niệm “cá chép hóa rồng”.

cung-ong-Cong-ong-Tao-05

Cúng ông Công ông Táo 2022 mang nét đẹp đặc trưng văn hóa dân gian của người Việt Nam với những ý nghĩa và phong tục tập quán sinh hoạt. Những gợi ý về ngày giờ, mâm cúng và chi tiết dâng lễ trên đây hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong thời gian đang cận kề ngày soạn lễ tiễn ông Công ông Táo về chầu trời.

Chúc các bạn và gia đình năm mới MAY MẮN - BÌNH AN - HẠNH PHÚC!!!