Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây ngải cứu

Từ xưa, ngải cứu đã được coi là cây thuốc quý giúp phòng và chữa một số bệnh phổ biến. Ngải cứu loài cây thân thuộc, gẫn gũi với chúng ta, nó được dùng làm thực phẩm đến việc làm ra vị thuốc nam giúp giải cảm, chữa đau bụng kinh, đau nhức xương khớp…

Tuy nhiên, Ngải cứu còn rất nhiều tác dụng khác nữa mà chắc hẳn bạn còn chưa biết. Hãy cùng thuvienmuasam.com tìm hiểu ngay về những tác dụng đó qua bài viết dưới đây nhé.

Cong-dung-chua-benh-tuyet-voi-cua-cay-ngai-cuu-1

1. Đặc điểm của cây ngải cứu

Cây ngải cứu là loài cây ưa ẩm ướt, có nguồn gốc từ Châu Âu, Bắc Mỹ và Siberia. Hiện nay, này được trồng ở khắp mọi nơi trên thế giới như Bắc Phi, Trung Quốc, Alaska, Việt Nam, Nhật Bản… Ở nước ta loại cây ngải cứu mọc hoang nhiều và còn được trồng nhiều tại Bình Định, Phú Yên, Lâm Đồng…

Ngải cứu là loài cây cỏ sống nhiều năm, chiều cao trung bình từ 0.4 – 1 m. Toàn thân, cành và hai mặt lá đều phủ lông màu trắng. Lá mọc so le, phiến lá xẻ giống như lông chim. Mặt trên của lá có màu xanh sẫm, mặt dưới màu trắng xám. Hoa ngải cứu mọc ở đầu cành, tạo thành từng chùm kép với các cụm hoa hình đầu nhỏ, có màu vàng lục nhạt. Hoa ngải nở vào mùa hè, quả nhỏ và không có lông.

Cong-dung-chua-benh-tuyet-voi-cua-cay-ngai-cuu-1

2. Tác dụng của cây ngải cứu với sức khỏe

Các nghiên cứu khoa học về ngải cứu còn chưa nhiều, nhưng theo Đông Y loại cây này có những lợi ích cho sức khỏe như sau:

2.1. Ngải cứu giúp kiểm soát các cơn đau xương khớp.

Có một vài nghiên cứu lâm sàng về dược tính của ngải cứu cho biết, nó có tác dụng chống viêm, giảm đau đáng kể ở những bệnh nhân đau nhức xương khớp. Chỉ cần uống nước ngải cứu xay này 2 lần/ ngày, mỗi lần uống 150mg và liên tục trong 12 tuần, các triệu chứng đau nhức khớp thuyên giảm rõ rệt.

Cong-dung-chua-benh-tuyet-voi-cua-cay-ngai-cuu-3

2.2. Ngải cứu tốt cho hệ tiêu hóa.

Sở dĩ, ngải cứu được cho là có tác dụng tốt với hệ tiêu hóa là vì chúng chứa các dược chất có lợi cho dạ dày, đường ruột. Khi ăn vào cơ thể các hoạt chất này sẽ giúp tăng sản xuất enzyme trong dạ dày, giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt.

2.3. Ngải cứu giúp kiểm soát triệu chứng bệnh Crohn.

Năm 2007 và 2010, các nhà khoa học đã nghiên cứu các thành phần chứa trong cây ngải cứu có tác dụng đẩy nhanh quá trình làm lành bệnh Crohn.

2.4. Ngải cứu có thể chữa bệnh sốt rét.

Với những người mắc bệnh sốt rét thông thường, chỉ cần hãm và uống trà ngải cứu sẽ có tác dụng rõ rệt. Tuy nhiên, với những người tái nhiễm bệnh sốt rét thì không nên sử dụng loại trà này nhé.

Ngoài những tác dụng mà thuvienmuasam.com đã kể trên, cây ngải cứu còn có khả năng kháng viêm, chống khuẩn mạnh mẽ. Do đó, loại dược liệu này còn được chỉ định chữa trị các bệnh lý như: viêm họng, đau đầu,cầm máu, chữa ngứa ghẻ, phòng chống ung thư

Cong-dung-chua-benh-tuyet-voi-cua-cay-ngai-cuu-4

3. Mua ngải cứu ở đâu?

Bạn có thể mua ngải cứu tại các chợ, siêu thị, hàng rau bán rong trên phố, trên shop online như Shopee… về để chế biến thành các món ăn hay chữa bệnh. Hiện nay, giá ngải cứu đang được bán từ 50.000 đến 150.000 VND/kg.

Bạn có thể tham khảo và đặt mua rau ngải cứu tại đây: https://tvms.info/Shopee_YR

4. Giới thiệu một số bài thuốc chữa bệnh bằng ngải cứu

4.1. Ngải cứu giúp điều trị động thai sau 2 tháng mang thai

Dùng 24 gram lá ngải cứu, 12 quả đại táo và 24gram sinh khương sắc chung và uống liên tục từ 3 – 5 ngày. Uống nước sắc này sẽ giúp an thai cho các thai phụ.

4.2. Chữa kinh nguyệt ra nhiều hoặc xuất huyết tử cung

  • Nguyên liệu: 12 gram lá ngải cứu, 10 gram đương quy, 10 gram sinh địa, 3 gram xuyên khung, 5 gram bạch thược.
  • Cách thực hiện: Tất cả các vị thuốc trên cho vào ấm sắc với 800ml nước lọc. Sau khi sắc cạn còn khoảng 300 ml, đổ ra lọc lấy nước và uống 3 lần trong ngày.

4.3. Giảm đau nhức xương khớp

  • Bài thuốc 1: Dùng 50gram lá ngải cứu tươi với 100 gram gạo tẻ nấu thành cháo và ăn mỗi ngày ăn 2 lần vào buổi sáng và tối. Khi ăn, bạn có thể thêm đường vào cháo để giảm bớt vị đắng. Lưu ý, nên ăn cháo lúc còn nóng để hiệu quả đạt được tối đa. Thời gian ăn từ 3 – 5 ngày có thể giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp.

  • Bài thuốc 2: Dùng 250gram ngải cứu và 150ml giấm gạo trắng. Lá ngải rửa sạch giã nát, cho vào khăn vải sạch, đun giấm gạo nóng rồi ngâm vải bọc ngải cứu cho ấm rồi thoa vào chỗ xương khớp đau nhức. Sau 15 phút chờm các triệu chứng đau sẽ giảm rõ rệt.

  • Bài thuốc 3: Ngải cứu rửa sạch sau đó ngâm với nước muối loãng. Vớt ngải cứu ra và giã nát vắt lấy nước. Trộn mật ong cùng ngải cứu chia hỗn hợp thành 2 phần bằng nhau để uống trong ngày. Kiên trì uống 3–4 lần/tuần để có hiệu quả tốt.

Cong-dung-chua-benh-tuyet-voi-cua-cay-ngai-cuu-5

5. Một số món ăn bổ dưỡng chữa bệnh chế biến từ ngải cứu

5.1. Trứng gà chiên ngải cứu

Nguyên liệu:

  • 4 quả trứng gà ta.
  • 1 bó rau ngải cứu.
  • 1/2 thìa hạt nêm.
  • 1/4 thìa mì chính.
  • 2 quả quất.
  • 4 muỗng cà phê dầu ăn.
  • Hạt tiêu.

Cách làm trứng gà chiên ngải cứu như sau:

  • Ngải cứu nhặt bỏ lá úa, cọng già lấy cọng non mang rửa sạch, thái nhỏ cho vào bát tô. Đập trứng vào rau ngải cứu, nêm gia vị và trộn đều. Đun chảo nóng, cho dầu vào, chờ dầu sôi đổ hỗn hợp trứng gà rau ngải vào, để lửa trung bình để không bị cháy. Dùng đũa chọc thử phần giữa xem phên trứng có ra nước không, sau đó đảo mặt kia lên. Khi trứng chiên ngả màu vàng đều tắp bếp, cho ra đĩa và thưởng thức.

Lưu ý: Trứng chiên ngải cứu nên chấm với cùng 1 chút muối tiêu vắt quất sẽ ngon hơn nhiều ạ.

Cong-dung-chua-benh-tuyet-voi-cua-cay-ngai-cuu-6

5.2. Trứng vịt lộn hầm ngải cứu

Nguyên liệu:

  • Trứng vịt lộn: 2 quả.
  • Ngải cứu: 1 bó.
  • Thuốc bắc: 1 gói.
  • Dầu ăn, bột canh, rau răm, gừng…

Cách nấu trứng vịt lộn hầm ngải cứu như sau:

  • Trứng vịt lộn rửa sạch, đem luộc gần chín.
  • Rau ngải, rau răm loại bỏ lá già, lá úa lấy đoạn non rửa sạch, gừng cạo vỏ, rửa sạch cắt sợi.
  • Cho dầu vào nồi, đợi dầu sôi cho gừng vào xào, tiếp đến cho rau ngải vào xào cùng. Đến khi rau ngải mềm đổ nước sâm sấp và thêm 1/2 gói thuốc bắc. Đun sôi 10-15 phút thì cho trứng lộn vào.
  • Đun trong 5 phút thì tắt bếp, cho ra bát ăn nóng cùng răm và gừng.

Cong-dung-chua-benh-tuyet-voi-cua-cay-ngai-cuu-7

5.3. Gà ác hầm thuốc bắc, ngải cứu

Nguyên liệu:

  • 1 con gà ác 300 -4 00 gram
  • Tiết, lòng mề gà nấu cùng (nếu thích).
  • 1/2 bó ngải cứu.
  • Thuốc bắc hầm gà: 1 gói.
  • 1,5 thìa cà phê bột canh.
  • 1/2 thìa cà phê mì chính.

Cách hầm gà thuốc bắc ngải cứu như sau:

  • Gà ác xát muối rửa sạch, sau đó cho gà vào nồi đổ ngập nước cùng với 1,5 thìa bột canh và thuốc bắc vào nấu cùng. Ninh cho gà nhừ mới cho lòng mề, 1 thìa mì chính và rau ngải cứu đun sôi trở lại tầm 2-3 phút thì tắt bếp. Cho gà, lòng mề, rau ngải cứu ra bát và ăn nóng.

Cong-dung-chua-benh-tuyet-voi-cua-cay-ngai-cuu-8

Qua bài viết này, chúng ta đã biết được tác dụng của* ngải cứu *trong việc phòng và chữa bệnh là rất tốt. Hi vọng những món ăn từ ngải cứu mà thuvienmuasam.com đã giới thiệu sẽ giúp bạn bồi bổ sức khỏe và chống được một số bệnh thông thường. Chúc các bạn có thật nhiều sức khỏe.

1 Lượt thích