Sả là một loại gia vị hết sức quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình Việt Nam, sả vừa giúp tăng hương vị thơm ngon cho món ăn, vừa là nguyên liệu, hương liệu tuyệt vời đối với sức khỏe.
Các thành phần chứa trong cây sả có tác dụng rất lớn trong việc giải độc cơ thể, điều trị trầm cảm, rối loạn kinh nguyệt hơn nữa còn phòng ngừa ung thư. Ngoài ra còn nhiều công dụng tuyêt vời nữa đến từ cây xả mà chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn qua bài viết dưới đây.
Cùng tìm hiểu chi tiết về đặc điểm, công dụng, cách sử dụng sả để chữa bệnh, chế biến thức ăn trong bài viết này của Thuvienmuasam.com nhé!
Những đặc điểm cơ bản của cây sả
Trong dân gian, sả còn được gọi với tên gọi khác là hương mao. Sả là cây thân cỏ nhưng sống được lâu năm. Sả có thân hình trụ cao từ 80 - 150 cm và được tạo ra bởi các bẹ lá xếp chồng lên nhau. Gốc xả màu tím, có nhiều đốt nhỏ. Củ sả thuôn dài, màu xanh nhạt. Sả có mùi thơm đặc trưng, giúp thức ăn được dậy mùi, đậm vị.
Từ xưa đến nay, cây sả là nguyên liệu không thể thiếu trong các gian bếp. Cây sả có thể sử dụng tất tần tật từ gốc đến ngọn với các cách thức sử dụng như dùng tươi, ướp lạnh, phơi khô, chế biến thành nhiều dạng thành phẩm khác nhau.
Đặc biệt, trong y học, sả được sử dụng như là một thành phần vô cùng quan trọng trong các sản phẩm dược diệu và hương liệu. Trong ẩm thực, trên toàn thế giới, sả được xem là loại gia vị có thể kết hợp với nhiều thực phẩm, giúp tạo mùi cho món ăn, khử được mùi tanh và gần như là loại nguyên liệu “bất di bất dịch” trong các món thịt ướp.
Những công dụng mang tính dược liệu của cây sả
Cây sả có rất nhiều công dụng chữa bệnh trong cả đông y và tây y, trong đó nổi bật nhất vẫn là những công dụng sau:
1. Ngăn ngừa ung thư
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mỗi 100g sả chứa khoảng 24,205 microgam beta-carotene. Đây được xem là chất chống oxi hóa rất tốt, kết hợp cùng hợp chất citral mang đến khả năng tiêu diệt, đẩy lùi các tế bào ung thư.
2. Giúp kích thích tiêu hóa
Những loại trà có chiết xuất từ cây sả hay tinh dầu sả có tác dụng giải quyết các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa, hay kích thích trung tiện, đau bao tử, co thắt ruột, nóng trong, tiêu chảy cực tốt.
Đối với tinh dầu sả, đây là một loại tinh dầu được ứng dụng rất nhiều trong việc trị các bệnh về khí trong cơ thể, giúp điều hòa, thư giãn các cơ dạ dày, giúp loại bỏ khí hư từ ruột và ngăn ngừa sự đầy hơi.
Ngoài ra, tinh dầu sả còn có thể khử hôi miệng, tiêu đờm vô cùng hiệu quả.
3. Giải độc cơ thể
Sả cũng có tác dụng rất tốt trong quá trình giải độc cơ thể bằng cơ chế kích thích tần suất đi tiểu (thông tiểu). Điều này sẽ mang đến rất nhiều lợi ích vì sẽ giúp cho các bộ phận như gan, đường tiêu hóa, tuyến tụy, thận và bàng quang được sạch sẽ và khỏe mạnh vì có thể loại bỏ được các chất độc hại không mong muốn như acid uric.
Đặc biệt, sả còn là một bài thuốc giải rượu cực nhanh. Bạn chỉ cần dùng 1 bó sả giã nát, thêm nước rồi lọc gạn lấy 1 chén. Những ai say rượu nặng nếu uống vào sẽ nhanh chóng tỉnh và đỡ mệt, đỡ nhức đầu.
4. Giúp giảm huyết áp
Nhiều bác sĩ đã khuyên những bệnh nhân có bệnh huyết áp cao nên bổ sung các tinh chất trong sả vì nó có khả năng điều hòa huyết áp hiệu quả. Các dưỡng chất trong tinh dầu sẽ giúp làm tăng tuần hoàn máu và giúp giảm bớt tất cả các vấn đề của huyết áp.
5. Giải cảm cực tốt
Lá sả là một trong những nguyên liệu không thể thiếu trong nước xông giải cảm. Cách xông hơi giải cảm trong dân gian cực kỳ hiệu quả là bạn dùng lá sả kết hợp cùng với các loại lá như kinh giới, bạc hà, tía tô, chanh, trắc bách diệp, lá tre, ngải cứu, lá ổi… rửa sạch, đun sôi, dùng để sông giải cảm.
6. Giảm cân
Giảm cân bằng sả là phương pháp được người Thái áp dụng cực kỳ hiệu quả vì sả có khả năng giảm calo trong món ăn. Cũng giống như ớt, sả có khả năng đốt cháy mỡ thừa cực tốt, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giúp máu lưu thông tốt hơn. Chính thì thế mà bạn sẽ hay thấy sả là một trong những thành phần chính trong các loại nước uống detox cơ thể.
7. Làm đẹp
Sả chứa rất nhiều dưỡng chất quý giúp làm đẹp làn da của chị em. Ngoài ra, sả còn điều hòa hệ thần kinh ổn định, giúp cải thiện các chức năng của hệ thần kinh chỉ trong một thời gian ngắn.
Sả thường được xem là một loại nguyên liệu mang đến những dưỡng chất không thể thiếu trong ngành công nghiệp mỹ phẩm. Tinh chất trong sả có chức năng hỗ trợ điều trị các vấn đề về da như: mụn trứng cá, thâm nám, tàn nhan. Hơn nữa, sả cũng có công dụng rất lớn trong việc tổng hợp và làm săn chắc mô và cơ trong cơ thể.
Sả có giá bao nhiêu?
Sả được bán phổ biến với mức giá dao động khoảng từ 25 - 30 nghìn đồng/kg.
Mua sả ở đâu?
Sả là một món hàng không thể thiếu tại các quầy rau ở chợ, siêu thị, shop rau xanh hay các cửa hàng bách hóa như Bách Hóa Xanh, Vinmart+,… vì thế bạn có thể dễ dàng tìm thấy sả tại các địa điểm này.
Cách sử dụng cây sả để làm dược liệu trị bệnh, làm đẹp
Có rất nhiều cách sử dụng sả để chữa bệnh, làm đẹp. Bạn có thể tham khảo 1 vài bài thuốc cơ bản sau:
- Giải cảm: Kết hợp lá sả cùng với một số loại lá khác như kinh giới, tía tô, trắc bách diệp, chanh, bạc hà, ngải cứu, lá tre, lá ổi… đun sôi rồi dùng nước để xông hơi giải cảm.
- Chữa cảm cúm trúng hàn: Mỗi ngày dùng từ 15 đến 30 gam củ hoặc lá sả tươi để nấu nước xông.
- Trị nhức đầu: Dùng tổ hợp các loại lá như sả, kinh giới, ngải cứu, tía tô, thêm 3-4 tép tỏi, (cần đầy đủ tất cả những nguyên liệu này), nấu nước xông. Hoặc bạn có thể dùng lá sả, lá tre, lá bưởi, (có thể thay bằng lá chanh), tía tô, lá ổi, nấu nước xông. Lưu ý trước khi xông nên lấy sẵn một bát nước để riêng, xông xong uống rồi đắp chăn nằm một lúc sẽ đỡ.
- Chữa các vết chàm trên mặt: Rễ sả giã nhỏ rồi đắp trong vòng 20 phút
- Trị mụn nhọt: Lá sả đem nấu nước, tắm hàng ngày.
Những món ăn vừa ngon vừa bổ có thành phần là cây sả
Có đến hàng trăm món ăn được chế biến với thành phần là sả. Dưới đây là những món ăn nổi bật nhất bạn có thể thử làm tại nhà:
1. Cánh gà nướng sả ớt
Nguyên liệu:
- 500g cánh gà
- Sả băm 2 thìa
- Các loại gia vị như ớt bột hay ớt sa tế, đường, muối, mật ong, dầu hào…
Cách chế biến
- Bước 1: Cánh gà đem rửa qua, chặt làm đôi nếu cánh lớn. Để thịt được thấm đều, bạn dùng dao rạch vài đường lên cánh gà để gia vị thấm nhanh hơn.
- Bước 2: Chần cánh gà qua nước sôi khoảng 3-5 phút để tẩy hết chất bẩn, rửa lại cho thật sạch, để ráo.
- Bước 3: Cho cánh gà vào bát sạch, thêm tương ớt hoặc ớt sa tế, một thìa canh mật ong, hai thìa nhỏ muối, sả băm, dầu hào, đường cát trắng vào để ướp. Nên đeo găng tay để không bị cay, trộn đều thịt rồi ướp qua đêm hay ướp từ 4 đến 5 tiếng.
- Bước 4: Lót giấy nướng lên khuôn, xếp cánh gà vào nướng. Trong quá trình nướng dùng thìa phết hỗn hợp nước sả ướp lên bề mặt cánh gà để gà đều vị. Nướng đến khi gà vàng giòn thì đem ra sử dụng.
2. Bạch tuộc xào sả ớt
Nguyên liệu:
- 300g bạch tuộc
- Sả băm 2 thìa
- Gia vị các loại như muối, đường, nước mắm, ớt bột, hành lá, tỏi.
Cách chế biến:
- Bước 1: Bạch tuộc cần sơ chế thật sạch, rửa lại cho thật sạch rồi để ráo. Dùng kéo cắt bạch tuộc thành từng khúc vừa ăn.
- Bước 2: Tỏi bóc vỏ sạch, băm nhuyễn.
- Bước 3: Phi tỏi thơm với dầu ăn rồi cho sả băm vào xào khoảng 3 phút, rưới vào một ít nước mắm. Bạn cần xào nhanh tay, lửa lớn thì cho tiếp bạch tuột vào xào chung, đảo đều để sả bám quanh bạch tuộc. Xào thêm khoảng 4 – 6 phút thì tắt bếp rồi thêm các loại rau thơm vào dùng.
Sả là loài cây vô cùng thông dụng với cuộc sống của chúng ta, bạn có thể thấy sả được ứng dụng ở khắp mọi nơi, trong các món ăn bạn sử dụng hàng ngày. Với một loại thực phẩm vừa bình dân vừa nhiều dưỡng chất như thế này thì không có lý do gì để không bổ sung nó vào thực đơn hàng ngày của cả gia đình phải không nào.
Xem thêm: