Bánh mì là món ăn phổ biến và xuất hiện lâu đời ở Việt Nam. Không những có được sự yêu thích của người Việt, bánh mì ngày nay vươn tầm thế giới, xuất hiện ở nhiều quốc gia. Vì thế, nhiều người tự hỏi làm sao để có một chiếc bánh mì ngon, làm bánh mì như thế nào để có được hương vị hấp dẫn. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho mọi người cách làm bánh mì chi tiết và cụ thể.
1. Nguồn gốc bánh mì Việt Nam
Bánh mì Việt Nam có nguồn gốc từ lâu đời
Bánh mì đã xuất hiện từ rất lâu đời, khoảng 30.000 năm trước. Bằng chứng được tìm thấy ở châu Âu với một lượng tinh bột trên các hòn đá cắt xẻ cây. Có người cho rằng bánh mì Việt Nam có nguồn gốc từ Pháp.
Nhưng thực tế, bánh mì Việt Nam được du nhập về Sài Gòn qua cuộc chinh chiếm thành Gia Định của thực dân Pháp. Ban đầu, nó chỉ được xem là món ăn vặt, không phải món ăn chính trong bữa ăn của người Việt. Nhưng ngày nay nó đã trở thành món ăn chính được ưa chuộng của đông đảo người Việt.
2. Các loại bánh mì
2.1 Baguette - Bánh mì Pháp
Bánh mì Bagueutte của Pháp là loại bánh mì được biết đến nhiều nhất ở Việt Nam, chỉ sau bánh mì truyền thống của Việt Nam. Baguette là phần không thể thiếu trong bất kỳ bữa ăn truyền thống nào ở Pháp. Với chiều rộng khoảng 5 - 6cm, cao khoảng 3 - 4cm, dài 1m, nặng 250 gam, đây là loại bánh mì thường được dùng làm bánh kẹp.
2.2 Bánh mì nướng Kaya
Người Singapore và Malaysia thường ăn kèm Bánh mì nướng Kaya này với một tách trà hoặc cà phê , điều này vô cùng thích hợp để trở thành một bữa sáng tiêu chuẩn, nhẹ nhàng trong nhiều quán cà phê tại đây.
Thưởng thức món bánh mì Kaya cùng một tách cà phê thì không gì tuyệt vời bằng. Sự kết hợp này trở thành một bữa sáng tiêu chuẩn tại nhiều quán cà phê.
2.3 Bánh mì hoa cúc
Đầu tiên, bánh mì hoa cúc nhưng hương vị là từ bơ, vani và nước hoa cam. Đặt tên là bánh mì hoa cúc vì khi nướng xong, bánh nở bung những thớ vàng ươm như bông hoa cúc.
Tên là bánh mì hoa cúc nhưng bánh mì này được là từ bơ, vani và nước hoa cam. Cái tên bánh mì hoa cúc ra đời dựa vào đặc điểm hình dạng của chiếc bánh khi nướng xong, bung nở những thớ vàng ươm như một bông hoa cúc tràn đầy sức sống.
Bánh mì hoa cúc có nguồn gốc từ nước ngoài. Một điểm trừ cho loại bánh này là bảo quản khá khó, phải thật mềm mới bảo quản được lâu. Ở nước ngoài, bánh này có giá thành không cao vì người dân nước ngoài thích ăn bánh tươi hơn bánh công nghiệp, đó cũng là lí do mà loại bánh này có hạn sử dụng khá lâu
3. Ăn bánh mì có tốt không?
Bánh mì mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể
3.1.Giúp làn da đẹp
Protein là chất rất cần thiết cho một làn da khỏe mạnh. Nó thường được tìm thấy trong cá, đồ nướng và bít tết. Bánh mì cũng là một thực phẩm chứa nhiều protein được nhiều chị em phụ nữ chọn như một biện pháp làm đẹp da hiệu quả. Ăn 4 lát bánh mì mỗi ngày sẽ cung cấp ¼ lượng protein cho phụ nữ và ⅕ cho nam giới.
3.2 Giúp xương chắc khỏe:
Bánh mì còn cung cấp một lượng lớn calci cho cơ thể. 4 lát bánh mì trắng mỗi ngày sẽ cung cấp cho cơ thể 164mg calci cho khẩu phần ăn 800mg calci mỗi ngày. Ăn bánh mì một lượng đủ bánh mì mỗi ngày sẽ giúp cơ thể có đủ lượng calci cần thiết, đặc biệt là những bạn từ độ tuổi 10 - 15, thúc đẩy xương phát triển hiệu quả và giảm nguy cơ gãy xương.
3.3 Giúp não hoạt động tốt nhất:
Chất sắt là giúp bộ não tràn đầy năng lượng, hoạt động năng suất. Nghiên cứu cho thấy nhiều phụ nữ ở Anh ăn ít chất sắt thế nên luôn bị mệt mỏi, kiệt sức và gắt gỏng. Từ năm 1953, chất sắt được thêm vào bột bánh mì và từ đó, bánh mì trở thành một món ăn cung cấp chất sắt hiệu quả. Một lát bánh mì mang lại 0,6mg trong 15mg chúng ta cần mỗi ngày.
4. Cách làm bánh mì
Bạn có thể làm bánh mì tại nhà vô cùng đơn giản
4.1 Chuẩn bị nguyên liệu:
- 300 gram bột mì
- Men nở ½ muỗng cà phê
- ½ muỗng cà phê muối
- 200ml nước ấm
- 10 gram đường
- 10ml giấm
- 10ml dầu ăn
Những lưu ý khi chọn nguyên liệu làm bánh
– Chọn bột mì loại ngon và có hàm lượng protein trong khoảng 11 – 12.5% (bột làm bánh mì/ bread flour).
– Có thể dùng men instant, men khô hoặc men tươi, nhưng lưu ý hạn sử dụng của men.
– Nếu dùng men khô, cần kích hoạt men trước khi sử dụng.
– Cân đong nguyên liệu chính xác
– Dùng lò nướng có cả lửa trên và lửa dưới. Lò chỉ có 1 lửa trên hoặc dưới như nồi nướng, lò vi sóng, nồi thủy tinh… sẽ làm tăng khả năng bánh bị hỏng lên rất nhiều.
4.2 Hướng dẫn làm bánh mì bằng lò nướng:
Bước 1: Chuẩn bị nhào bột
-
Đầu tiên, bạn cho vào tô phần đường đã chuẩn bị sẵn, hòa tan cùng với nước ấm, tiếp theo cho thêm men mở và trộn đều
-
Bạn cần chuẩn bị một tô nữa để đựng giấm, muối, bột mì và dầu ăn, tất cả cho vào tô và trộn đều.
-
Khi men đã nở, bạn cho hỗn hợp nước men vào tô bột và trộn đều. Để cho hiệu quả trộn bột tốt nhất, bạn nên dùng máy trộn bột bằng tay.
Bước 2: Nhào bột
- Bạn cần chuẩn bị một tấm thớt để trộn bột. Đầu tiên, bạn rắc một lớp bột khô lên mặt thớt để tránh bị dính khi trộn. Tiếp theo, bạn dùng tay nhồi và đập, cho đến khi bột nhẵn mịn là được. Sau đó, dùng một chiếc khăn ẩm đậy kín mặt tô trong khoảng 15 phút.
Bước 3: Tạo hình bánh mì
-
Sau 15 phút, bạn lấy phần bột ra, chia thành những phần nhỏ và tạo hình.
-
Sau khi đã chia đều và tạo hình, bạn chờ thêm 10 phút, sau đó lấy bột ra và cán mỏng thành hình bầu dục, đồng thời đè các mép bột cho thật kín.
-
Tiếp theo lăn khối bột này trên mặt bàn, bạn nên đẩy lực mạnh hơn ở phần cạnh ngoài của lòng bàn tay để thu được một khối bột thuôn dài với hai đầu hơi nhọn lại.
Bước 4: Ủ bánh từ 1 – 1,5 tiếng
- Sau khi tạo hình bánh, bạn tiếp tục ủ bột trong thời gian 1 tiếng đến 1 tiếng 30 phút để bột nở hoàn toàn. Bạn nên ủ bánh ở nơi khô thoáng và kín gió, đồng thời phủ một chiếc khăn ẩm lên mặt bánh.
Bước 5: Nướng bánh
- Tiếp theo, bạn dùng dao rạch một đường dọc theo chiều dài bánh và xịt nước cho đẫm mặt bánh và xịt nhiều nước ở đường rạch. Bước cuối cùng là cho bánh vào lò nướng trong 20 phút với nhiệt độ 175 độ C, khi thấy bánh có màu vàng đẹp, bạn có thể lấy bánh ra và thưởng thức nhé.
Nhìn chung, cách làm bánh mì vô cùng đơn giản và bạn hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về cách làm bánh mì, giúp bạn làm bánh mì đơn giản và hiệu quả.