Tết là dịp để cả nhà quây quần bên nhau sau một năm làm việc vất vả. Tết thì cả nhà mới cùng nhau trò chuyện, sắm sửa mâm cơm cúng gia tiên, sau đó cùng thưởng thức và trò chuyện về công việc cuộc sống… Trong bài viết này, bạn đọc cùng với Thư Viện Mua Sắm tìm hiểu những món ăn ngày Tết của Việt Nam là gì nhé.
1. Món ăn cổ truyền ngày Tết: Bánh chưng, bánh tét
Món bánh truyền thống trong ngày Tết không thể thiếu của người Việt không gì khác đó là bánh chưng, bánh tét. Bánh có ý nghĩa thể hiện lòng tưởng nhớ của con cháu đối với các bậc tiền nhân.
Bánh chưng và bánh tét - những món ăn ngày Tết của Việt Nam được làm từ gạo nếp, thịt lợn, đỗ xanh, gói bằng lá dong và lạt giang. Tùy theo từng vùng mà bánh được gói với hình dáng khác nhau. Như người miền bắc gói bánh thành hình vuông được gọi là bánh chưng, còn người miền Nam thì gói dài có tên gọi bánh tét.
Bánh chưng, bánh tét của người Việt trở thành biểu tượng của ngày Tết cùng với cây mai, cây đào, đôi câu đối đỏ.
2. món ăn ngày Tết của Việt Nam: Xôi gấc
Theo quan niệm của người Đông Á nói chung và người Việt Nam nói chung thì màu đỏ là màu của may mắn. Vì thế trong ngày rằm, mùng 1 đặc biệt là ngày Tết, nhất định trên mâm cỗ cúng Giao thừa phải có 1 đĩa xôi gấc.
Xôi gấc được nấu từ gạo nếp ngon và gấc tươi, trộn đều, sau đó cho vào nồi hấp. Sau khi được nấu chín thì xôi có màu đỏ tươi rất đẹp. Đơm xôi bằng khuôn hoa cho đẹp, đặt lên cùng với con gà trống luộc, mỏ ngậm hoa sẽ là mâm cúng Giao thừa cầu cho năm mới thuận hòa, làm ăn gặp nhiều may mắn, gia đình mạnh khỏe, bình an.
3. Món ăn truyền thống trong mâm cỗ Việt ngày Tết: Thịt gà luộc
Trong mọi mâm cỗ của người Việt từ đám cưới, tân gia, mừng thọ thì không thể thiếu món thịt gà luộc. Và trong mâm cỗ ngày Tết thì thịt gà là món không thể không có.
Đĩa thịt gà với phần thịt trắng, phần da vàng rộm, điểm màu xanh của lá chanh nhìn đã hấp dẫn rồi. Vị thịt gà ngọt thơm ăn kèm với lá chanh và chấm muối ớt chanh hoặc muối hạt mắc khén sẽ tạo nên một hương vị đặc trưng riêng khó quên.
4. Món ăn truyền thống ngày Tết Việt Nam: Thịt kho hột vịt
Trong vô số các món ăn ngày Tết của người miền Nam chính là thịt kho hột vịt nước dừa. Món này còn có tên gọi khác là thịt kho riệu, thịt kho nước dừa – món ăn ngày Tết của Việt Nam truyền thống nổi tiếng không thể thiếu của người miền Nam.
Những ngày gần Tết, bên cạnh gói và nấu bánh tét thì các gia đình ở miền Nam còn chuẩn bị nấu một nồi thị kho hột vịt nước dừa để ăn vào những ngày này. Thịt kho hột vịt nước dừa nhìn rất hấp dẫn với màu thịt vàng sậm, trắng vàng của trứng vịt, thơm ngậy béo từ nước dừa. Nếu bạn muốn ăn món này mà không thấy ngấy thì nên ăn kèm dưa giá.
5. Món ăn trên mâm cỗ Tết truyền thống: Giò lụa
Đặt ở trung tâm của mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc đó là đĩa giò lụa. Món ăn này chắc chắn phải có và không thể thiếu được. Giò lụa có nghĩa là “trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà”.
Món giò lụa được làm từ thịt lợn mới thịt còn nóng, sau đó được giã nhuyễn bằng cối đá hoặc xay bằng máy xay thịt. Nêm vào thịt xay nước mắm, hạt tiêu, bột ngọt, và gói vào lá chuối, sau đó cho vào nồi luộc chín.
Khi sắp mâm cỗ cúng, cắt giò thành khoanh, chia làm 8 miếng, trang trí đẹp mắt. Khi ăn, ta cảm nhận vị giòn dai của thịt, mùi thơm đặc trưng của thịt và gia vị.
6. Món ăn ngày Tết truyền thống của người Việt: Thịt đông
Thịt đông là món truyền thống quen thuộc trong mẫm cỗ ngày Tết của người miền Bắc. Nguyên liệu của món thịt đông - những món ăn ngày Tết miền Nam gồm thịt chân giò, thịt gà (thịt ngan), tai lợn, bì lợn, nấm hương, mộc nhĩ, tiêu, nước mắm ngon, bột ngọt…
Sau khi sơ chế tất cả các nguyên liệu, ta cho vào nồi lướn, nêm nếm gia vị vừa ăn. Ướp 2 giờ cho gia vị thấm kỹ vào thịt. Sau đó bắc lên bếp xào săn và cho 1 bát nước vào ninh nhừ. Nhấc nồi thịt đông đã chín ra khỏi bếp, múc ra bát cho nguội rồi xếp vào tủ lạnh cho đông.
Món thịt đông thành phẩm có màu trắng trong suốt, màu sắc đẹp mắt. Khi sắp cỗ cúng, ta mang bát thịt ra khỏi tủ lạnh, úp ngược vào đĩa. Dùng dao sắc mỏng, xắt thành miếng.
Khi ăn thịt đông ta nên ăn kèm với dưa hành muối chua hoặc dưa góp thì còn ngon gì bằng. Chấm thịt đông với nước mắm nguyên chất có thả vài lát ớt.
7. Món ăn truyền thống ngày Tết của người Việt: Canh măng khô
Món canh cổ truyền không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc đó là canh măng khô. Món ăn này không những thể hiện sự khéo léo, tinh tế, tỉ mỉ của người nấu mà còn có vai trò “điều hòa” các vị trong mâm cỗ Tết vốn nhiều đạm rất dễ ngán.
Măng để nấu bạn có thể chọn măng lưỡi lợn và măng nứa hương là hai loại măng ngon nhất. Măng lưỡi lợn có bản dầy, khi nấu giòn, mềm, trong khi măng nứa hương bản mỏng hơn, khi ăn có vị dai nhưng lại có hương thơm hấp dẫn. Món canh măng trong ngày Tết thường được nấu với sườn, móng giò hoặc thịt ngan/gà già.
8. Món truyền thống trên mâm cỗ Tết: Canh khổ qua
Nếu như món canh măng là đặc trưng của mâm cỗ Tết truyền thống thì món canh khổ qua lại không thể thiếu của mỗi gia đình miền Nam. Món canh khổ qua nhồi thịt - món ngon ngày Tết dễ làm có ý nghĩa đẩy lùi những khó khăn của năm cũ.
Không chỉ là món ăn thường mà món canh này còn có tác dụng bổ dưỡng, giải nhiệt cơ thể. Bởi trong những ngày Tết, mọi người thường ăn nhiều bánh tét, thịt kho… dễ gây nóng.
9. Món ăn truyền thống trong ngày Tết: Nem rán
Trong mâm cỗ Tết thì món nem rán cũng là món ăn phải có. Nem rán thể hiện t sự tài hoa, tinh tế của người làm. Món nem là món rất quen thuộc và phổ biến trên mâm cỗ ngày Tết ở tất cả các miền. Là một món được coi là quốc hồn, quốc túy của dân tộc.
Chiếc nem rán bên ngoài có màu vàng óng, bên trong gồm thịt lợn, trứng gà (vịt), miến, mộc nhĩ, nấm hương, cà rốt, hành tây (giá, su hào, củ đậu), hạt tiêu, gia vị và không thể thiếu vỏ nem.
Các nguyên liệu đã được băm nhuyễn, sau đó cho vào tô to, đập trứng gà và nêm gia vị vào rồi trộn đều và gói.Chúng ta có thể gói bằng vỏ nem thường hoặc vỏ nem rế đều được. Rán nem bằng chảo đổ ngập dầu để nem giòn. Nước chấm nem pha chua ngọt có thêm vài lát cà rốt, dưa chuột để tăng phần hấp dẫn.
Ngày nay, người ta còn chế biến đa dạng món nem rán ngon như nem hải sản, nem rán chay… Dù là món nem nhân gì thì cũng đều được mọi người yêu thích.
10. Món ăn truyền thống ngày Tết của người Việt: Hành, kiệu muối
Trong mâm cỗ ngày Tết của người Việt có nhiều món ngon, có những món cao lương mĩ vị nhưng lại có món vô cùng dân dã. Và một trong những món ngon ngày Tết dễ làm đó nhưng chính là món hành kiệu muối chua. Người miền Bắc thường muối hành, còn người miền Nam, miền Trung thường muối kiệu.
Hành kiệu muối có vị chua cay nhẹ và ăn kèm với bánh chưng, bánh tét hay thịt đông vô cùng ngon. Đây chính là món chống ngán và tiêu mỡ tốt nhất trong ngày tết.
Món hành kiệu muối gắn liền với câu ca của các cụ ta ngày xưa: thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ…
Ngoài những món ăn ngày Tết của Việt Nam chúng tôi đã kể ở trên còn có nhiều các món ăn khác như thịt quay, nem chua, tôm kiệu muối chua, thịt ngâm mắm, canh bóng… Tùy theo từng vùng miền còn có thêm các món ăn khác.
Xem thêm:
Trên đây là những món ăn ngày Tết của Việt Nam, với nhiều màu sắc và hương vị riêng của nó. Hãy tự tay vào bếp để chế biến các món ăn hấp dẫn này để có thêm nhiều món trong mâm cỗ cúng ngày đầu năm. Cùng chia sẻ những món ăn ở quê hương mình dưới comment để chúng tôi và mọi người cùng biết nhé.