Thước đo góc và những điểm cần lưu ý

Thước đo góc là dụng cụ không thể tách rời đối với mỗi cô cậu học trò, là người bạn bên bạn suốt những năm thanh xuân quý báu, là trợ thủ đắc lực cho những bài toán khó nhằn, cứ làm mãi không xong. Ngoài ra thước đo góc còn là người bạn thân không thể thiếu đối với những người chuyên làm những công việc có sự liên quan đến đo lường như: thợ mộc, thợ cơ khí, và ngày nay nó được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp kỹ thuật đòi hỏi độ chính xác cao, tinh tế…

1. Thước đo góc là gì?

Thước đo góc
Thước đo góc được sử dụng phổ biến hiện nay

Thước đo góc hay còn được biết đến là một dụng cụ có hình dạng bán nguyệt, hoặc vuông, có cùng đơn vị đo là độ (o). Trên thước đo, thường có số đo ở hai vòng cung theo hai chiều ngược nhau để giúp việc đo góc trở nên thuận tiện hơn.

Thước đo góc thường được ứng dụng nhiều trong trường học, trong kỹ thuật công nghiệp với độ chính xác cao, hiệu quả.

2. Cấu tạo của thước đo góc

Tùy theo mỗi loại thước đo góc khác nhau mà có các loại cấu tạo thước khác nhau, tuy nhiên hầu như chúng có một điểm chung là một nửa hình tròn được chia thành 180 phần bằng nhau, được ghi từ 0 độ đến 180 độ, tâm của nửa hình tròn là tâm của thước, được coi là thước đo góc 180 độ.

  • Các góc được đo bằng đơn vị độ, biểu thị của độ là một vòng tròn nhỏ

  • Vòng tròn lớn là 360 độ, và một nửa hình tròn hoặc góc thẳng của nó là 180 độ.

  • Một nửa vòng tròn hoặc một phần góc vuông của nó là 90 độ.

3. Cách sử dụng thước đo góc

Muốn dùng thước đo góc để tính số đo bất kỳ, ta chỉ cần đặt thước sao cho tâm của thước trùng với đỉnh của góc và đi qua vạch số o ứng trên thước. Cạnh kia tiếp tục đi qua vạch nào thì đó chính là số đo của góc cần xác định.

4. Công dụng của thước đo góc

Thước đo góc
Thước đo góc có nhiề công dụng khác nhau

Nhiều người vẫn luôn thắc mắc là thước đo góc dùng để làm gì? thì với tính ứng dụng cao được nhiều người lựa chọn, thước đo góc hiện nay là một trong những vật dụng không thể thiếu trong các công trình, kỹ thuật, nghiên cứu để đảm bảo số liệu đưa ra được chuẩn đến từng milimet.

Bên cạnh đó, thước đo góc còn được dùng cho việc đo độ nghiêng, độ dốc đứng của các công trình xây dựng, hay những thiết kế nội thất được cho là quan trọng trong từng chi tiết.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thước đo góc với đa dạng các thể loại như đo góc cơ khí, điện tử, kỹ thuật. Mỗi loại đều có ưu lẫn nhược điểm riêng, nên tùy vào mục đích dùng mà người dùng có thể chọn được loại có công dụng phù hợp nhất với mình.

5. Các loại thước đo góc phổ biến

Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều thể loại thước đo góc, mỗi kiểu sẽ ứng với mỗi chức năng khác nhau, nhằm hỗ trợ người dùng trong việc xử lý số liệu ở các tình huống khác nhau như: thước đo góc laser, thước đo góc angle izer, thước đo góc 45 độ, thước đo góc bosch, thước đo góc điện tử bosch gam 220, thước đo góc điện tử Shinwa, thước đo góc điện tử Shinwa 62495, thước đo góc bosch, thước đo góc điện tử bosch gam 220, thước đo góc điện tử mitutoyo…

Tuy nhiên, những cái tên đó lại không quá phổ biến và thường được dùng trong ngành đặc thù của nó, và chúng tôi hẹn bạn trong bài viết khác để giải thích kỹ hơn. Trong bài viết này, tôi xin nói đến những loại thước đo góc quen thuộc hơn đối với bạn.

5.1 Thước đo góc 360 độ

Loại thước được làm một cách chính xác với từng vạch chia được phân biệt một cách rõ ràng, dễ dàng cho người dùng trong việc sử dụng thước. Vật liệu làm thước 360 độ chủ yếu làm bằng Inox cao cấp SUS420J2 có xuất xứ từ Nhật Bản, đảm bảo chất lượng về lâu dài.

Được sử dụng chủ yếu trong việc thiết lập góc đồ gá cho gia công hay gá đặt.

5.2 Thước đo góc đa năng

Thước có cấu tạo gắn vào một quy tắc thép không mòn, không gỉ, đo được các mẫu vật nhỏ, to khác nhau. Thường được sử dụng để đo các loại máy móc, khuôn đúc,… với độ chính xác cực kỳ cao.

kết quả của phép đo đối với thước đo góc vạn năng sẽ được hiển thị trực tiếp trên vạch chia cơ khí. Đây là sự lựa chọn gần như chuẩn xác cho những người đang làm trong ngành kỹ thuật, cần sự chính xác cao, nhanh chóng.

5.3 Thước đo góc nghiêng

Thước đo góc nghiêng

Đây cũng là một dụng cụ không thể thiếu dùng để đo độ thăng bằng chính xác, kiểm tra góc của các vật dụng trong ngành kỹ thuật, xây dựng.

Bên cạnh đó, thước đo góc nghiêng này còn được cho là có thể đo mặt phẳng nghiêng, xác định góc với độ chính xác gần như hoàn toàn tuyệt đối. Hoàn toàn xứng đáng với số tiền không hề nhỏ mà bạn bỏ ra.

Đối với loại thước này, bao gồm hai loại là cơ khí và điện tử. Thước đo điện tử thường được ưu tiên sử dụng bởi được sở hữu màn hình LCD to, cực nét giúp người dùng có thể rút ra kết quả dễ dàng hơn.

5.4 Thước đo góc điện tử

Thước đo góc điện tử

Một loại thước đo nữa cũng được người trong ngành kỹ thuật chọn dùng nhiều đó là thước đo góc điện tử. Nó được dùng để đo góc trong các ngành như chế tạo, sửa chữa thiết bị, máy móc.

Được làm bằng chất liệu Inox cứng cáp, với khả năng chịu lực tốt cùng khả năng chống mài mòn, có thể hoạt động trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Khoảng cách góc khá đa dạng kết hợp với độ chính xác cao, đây quả là sự lựa chọn tuyệt vời bạn nên cân nhắc.

5.5 Thước đo góc điện tử Mitutoyo

Thước đo góc điện tử Mitutoyo

Là loại thước đo góc độ cụ thể, cho phép người đo tạo ra và nhân rộng lên các góc độ đo như ý muốn, được ứng dụng chủ yếu để xác định vị trí cắt các góc cụ thể của một phôi. Thường sẽ phù hợp cho một loại các ứng dụng như: đo đúc vương miện, lắp đặt các ván chân tường, ứng dụng trong việc đo các góc hay cạnh của các loại máy cơ khí, các loại khuôn, giá đỡ,…

5.6 Thước đo góc học sinh

Hiển nhiên, đây sẽ là loại thước không có gì xa lạ đối với mỗi người từng trải qua thời gian cắp sách đến trường. Thước đo góc là dụng cụ không thể thiếu với chức năng hỗ trợ bạn trong việc xác định số đo cho những bài toán hình học. Là loại dụng cụ tuyệt vời giúp bạn giải quyết cũng như xử lý các số liệu đề bài đưa ra một cách thuận tiện, nhanh chóng.

Nói đến thước đo góc học sinh, ngày nay có rất nhiều mẫu mã, kiểu dáng khác nhau nhằm thu hút người tiêu dùng. Nên bạn hãy thật cân nhắc lựa chọn những sản phẩm có số đo chuẩn xác, tránh những cây thước bị mờ nhòe số đo, vạch phân nhé.

6. Những lưu ý quan trọng khi sử dụng thước đo góc

  • Kiểm tra điểm 0 trước khi tiến hành đo vì quyết định độ chính xác khi đo rất nhiều. Nếu điểm 0 bị lệch thì dù có đo chính xác cũng không cho kết quả chính xác.

  • Đặt mép thước sao cho thân thước trùng với cạnh cần đo và tâm thước trùng với đỉnh góc cần đo. Tránh để lệch độ dài đường thẳng so với thước vì như thế sẽ dẫn đến sai số khá nhiều.

  • Cần lau chùi thước thường xuyên để tránh việc các thông số, số đo bị bào mòn hay bị bao phủ bởi bụi mờ, gây khó khăn trong việc đọc kết quả.

  • Ngày nay trên thị trường có nhiều loại thước đo góc kỹ thuật được rao bán với giá rẻ tràn lan, nhưng không đảm bảo độ chính xác cần thiết, người mua cần phải lưu tâm kỹ những thông số, đơn vị đo trước khi bỏ số tiền lớn để mua. Và đặc biệt, bạn nên tham khảo những người có kinh nghiệm để hỏi xem mua thước đo góc giá bao nhiêu là vừa để tránh phải việc mua quá đắt so với giá thị trường.

7. Bạn nên bảo quản thước đo góc như thế nào?


Bạn nên bảo quản thước đo góc sau mỗi khi dùng

  • Không nên đặt hay đo thước trên các bề mặt thô, bẩn, gây trở ngại lớn trong việc xác định số đo góc.

  • Cần phải lưu ý việc lấy thước ra khỏi vật đo rồi mới đọc trị số đo vì rất dễ gây nên sai số trong quá trình tính toán của bạn.

  • Nên lau chùi thước trước khi đo, đồng thời thước đo xong phải được vệ sinh một cách sạch sẽ bằng giẻ sạch và bôi dầu mỡ để tránh việc gỉ sắt.

Trên đây là bài viết chia sẻ về thước đo góc, giúp bạn có cái nhìn đa dạng hơn về các loại thước đo góc và công dụng của nó trong mỗi loại trường hợp. Từ đó, bạn có thể chọn mua thước đo góc ở đâu đó cho mình một loại thước đo góc bạn cảm thấy phù hợp nhất với tính chất công việc, học tập của mình.

Chúc bạn có một trải nghiệm vui vẻ với thước đo góc- một loại dụng cụ vừa quen thuộc nhưng cũng vừa lạ.

1 Lượt thích