So sánh NAS - DAS và các trường hợp sử dụng

Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin và sự bùng nổ về nhu cầu lưu trữ dữ liệu. Các nhà nghiên cứu đã sáng tạo ra NAS và DAS nhằm thay thế bộ máy lưu trữ cồng kềnh, xưa cũ. Đồng thời, nâng cao tính an toàn, hiệu quả và tối ưu chi phí. Vậy NAS và DAS là gì? Các trường hợp nào cần sử dụng NAS và ngược lại? Mời các bạn cùng “theo chân” bài viết để tìm ra lời giải cho bài toán này nhé!

1. NAS là gì?

NAS là tên viết tắt của cụm từ Network Attached Storage. NAS là một dạng hình thức lưu trữ bằng cách sử dụng các thiết bị riêng biệt kết nối trực tiếp với mạng LAN - một thiết bị mạng bình thường, tương tự như máy tính hoặc router. Các thiết bị NAS được gán địa chỉ IP cố định và người điều khiển máy chủ sẽ thiết lập bao nhiêu người dùng được truy cập. NAS cho phép nhiều người dùng có thể lưu trữ, xem hoặc chính sửa dữ liệu trên cùng 1 tệp tin (file - level). Trong một số trường hợp, bạn có thể truy cập vào NAS một cách trực tiếp mà không cần đến sự cho phép của quản lý máy chủ.
Một số giao thức thông dụng của NAS: SMB (Server Message Block), NFS (Network File System, CIFS (Common Internet File System).


Thiết bị lưu trữ NAS

a. Ưu điểm khi sử dụng NAS

NAS được xem như là server nội bộ giúp các doanh nghiệp lưu trữ dữ liệu một cách an toàn. Ngoài ra, cách sử dụng NAS khá đơn giản, chi phí tốt, khả năng lưu trữ, mở rộng và truy cập dữ liệu nhanh. Bên cạnh đó, NAS cho phép người dùng chia sẻ dữ liệu và truy cập để xem thông tin mọi lúc, mọi nơi. Do đó, NAS là thiết bị lý tưởng được nhiều doanh nghiệp và tổ chức tin chọn.
Một số ưu điểm khác khi sử dụng NAS:

  • Đọc được nhiều loại dữ liệu
  • Dữ liệu dự phòng hoạt động ổn định
  • Bảo mật thông qua mã hóa dữ liệu
  • Có khả năng sao lưu dữ liệu từ nhiều thiết bị khác nhau như Linux, Mac, Windows…
  • Cung cấp các dịch vụ đám mây hỗ trợ lưu trữ và sao lưu dữ liệu

b. Khuyết điểm khi sử dụng NAS

Khuyết điểm lớn nhất của NAS là làm chậm tốc độ của mạng LAN và ảnh hưởng đến hiệu năng hoạt động của các ứng dụng khác trong toàn hệ thống. Nguyên nhân là do lượng dữ liệu quá lớn và có quá nhiều user truy cập vào NAS cùng lúc. Do đó, nếu doanh nghiệp hoặc tổ chức của bạn lưu file dưới dạng Block - level thì không nên sử dụng NAS, vì NAS lưu trữ tập tin ở dạng file - level.


Cách thức hoạt động của NAS

Bên cạnh đó, tiếng ồn cũng là một trong những khuyết điểm lớn của NAS. Hệ thống NAS có 4 ổ cứng và quạt tản nhiệt hoạt động cùng một lúc nên rất ồn. Nếu là một doanh nghiệp lớn, có khu vực riêng dành cho NAS thì tiếng ồn không phải là vấn đề. Tuy nhiên, NAS được đặt cạnh một nhân viên nào đó, thì chắc chắn tiếng ồn từ NAS có thể khiến nhân viên ấy sao nhãng công việc.

2. DAS là gì?

DAS là tên viết tắt của cụm từ Direct Attached Storage. DAS được biết đến là hình thức lưu trữ dữ liệu truyền thống. Với các thiết bị (ổ cứng SCSI) nằm bên trong server hoặc kết nối trực tiếp với server thông qua cáp USB, khay ngoại vi (external array) hoặc phương thức khác. DAS cho phép lưu trữ dữ liệu dưới dạng tập tin Block - level hay File - level đều được. Đây được xem là thiết bị tối ưu thích hợp với mọi nhu cầu lưu trữ dữ liệu từ thấp đến cao.
DAS có khả năng tương thích với nhiều ổ cứng khác nhau. Ví dụ:

  • Serial Attached SCSI (SAS)
  • Serial Advanced Technology Attachment (SATA)
  • Hệ thống máy tính nhỏ Interface (SCSI),
  • Fiber Channel.
    so sanh nas va das 2
    Thiết bị lưu trữ dữ liệu DAS

a. Ưu điểm khi sử dụng DAS

  • Có khả năng kết nối trực tiếp với máy chủ mà không có bất kỳ điều kiện ràng buộc nào.
  • Dễ sử dụng và cho phép lưu trữ dữ liệu ở nhiều cấp độ
  • Tiết kiệm chi phí đầu tư vào các thiết bị mạng.
  • Bảo mật dữ liệu tuyệt đối

b. Khuyết điểm khi sử dụng DAS

Cũng giống như NAS, sử dụng DAS cũng có một số hạn chế mà bạn cần lưu ý. Đầu tiên là khả năng mở rộng của DAS rất hạn chế. Trên thực tế, DAS hoạt động rất tốt khi kết nối với 1 máy chủ, nhưng khi dữ liệu tăng lên, bạn tăng cường thêm nhiều máy chủ khác. Lúc này, vùng dữ liệu sẽ bị phân tán, quá trình truy cập đôi khi bị gián đoạn. Để khắc phục tình trạng này bạn phải tăng thêm chi phí nâng cấp bộ máy lưu trữ tổng. Điều khó khăn nhất khi tình trạng này xảy ra là việc sao lưu và bảo vệ các dữ liệu quan trọng.
Một điểm quan trọng khác bạn cần chứ ý khi sử dụng DAS là các sự cố về nguồn điện. Do DAS kết nối trực tiếp với máy chủ, nên khi có sự cố về nguồn điện xảy ra, thì các dự liệu trên máy chủ sẽ không sử dụng được.

3. Các trường hợp sử dụng NAS và DAS

Ngay từ định nghĩa, chúng ta có thể phân biệt rõ ràng giữa NAS và DAS. Trong khi NAS kết nối với máy chủ thông qua mạng LAN, thì DAS được kết nối trực tiếp với máy chủ thông qua cổng USB hoặc các phương thức khác. Vậy trường hợp nào sẽ sử dụng NAS và ngược lại?

a. Các trường hợp sử dụng NAS

- Lưu trữ dữ liệu và chia sẻ các tập tin: NAS cho phép bạn truy cập vào hệ thống lưu trữ mọi lúc, mọi nơi và cho phép nhiều người dùng cùng truy cập để chia sẻ dữ liệu với nhau. Do đó, nếu doanh nghiệp của bạn có văn phòng từ xa hoặc các nhân viên hoạt động ở nhiều nơi khác nhau, bạn nên chọn NAS. Đồng thời, khả năng mở rộng của NAS rất tốt. Do đó, bạn có thể hợp nhất nhiều máy chủ file trên cùng 1 NAS, nhằm tiết kiệm không gian, điện năng và dễ quản lý hơn.
so sanh nas va das 4
Dữ liệu cần phải lưu trữ quá lớn, bạn nên sử dụng NAS
- Lưu trữ tích cực: NAS là lựa chọn hoàn hảo cho các lưu trữ tìm kiếm và truy cập. Ngoài ra, NAS có dung lượng cao hoàn toàn có thể thay thế các thư liện có dữ liệu lớn như tape.
- Dữ liệu lớn: Hiện nay, các doanh nghiệp có rất nhiều lựa chọn về thiết bị lưu trữ dữ liệu lớn như All-flash, các node JBOD phân tán, Object Storage. Tuy nhiên: NAS mở rộng là lựa chọn hoàn hảo để xử lý các file có dung lượng lớn, các hoạt động ETL (trích xuất, chuyển đổi hoặc tải), các dữ liệu phân tần tự động… NAS cũng là lựa chọn tốt để lưu trữ các dữ liệu không có cấu trúc cố định như giám sát, phát video, lưu trữ hậu kỳ…
###b. Các trường hợp nên sử dụng DAS
- Cần sự bảo mật tuyệt đối: DAS được kết nối trược tiếp với máy chủ và không thông qua bất kỳ bộ phận thứ 3 nào. Đồng thời, DAS hạn chế khả năng cho phép nhiều người dùng truy cập. Do đó, thông tin và dữ liệu bạn lưu trữ trên DAS là an toàn tuyệt đối.


Tiết kiệm điện năng là một trong những lợi ích lớn do DAS mang lại
- Tiết kiệm chi phí: Nếu doanh nghiệp cũng bạn có lượng dữ liệu nhỏ và không cần lưu trữ mở rộng, thì bạn nên chọn DAS. Vì việc lắp đặt và quản lý DAS rất đơn giãn. Việc sử dụng DAS không chỉ tiết kiệm chi phí đầu tư mà còn hạn chế lượng điện năng trong quá trình sử dụng.
Trên đây là một số chia sẻ về các ưu điểm, nhược điểm và các trường hợp sử dụng NAS - DAS. Hy vọng nội dung bài viết sẽ góp phần mang đến các thông tin bổ ích, cũng như giải đáp các thắc mắc của bạn về việc nên sử dụng NAS hay DAS. Nếu bạn còn băn khoăn không biết nên lựa chọn thiết bị nào, bạn nên đến cửa hàng cung cấp vật dụng công nghệ được để tư vấn và trải nghiệm cảm giác thực tế.
Chúc các bạn chọn được thiết bị lưu trữ phù hợp!