Những điều nên biết khi sử dụng điện thoại bàn

Một thiết bị không thể thiếu trong các văn phòng công ty, được sử dụng dùng làm công cụ liên lạc, trao đổi thông tin giữa các phòng ban với nhau hoặc với đối tác, khách hàng, chiếc điện thoại bàn luôn gắn liền với bàn làm việc của đông đảo nhân viên văn phòng, góp phần tiết kiệm thời gian, hạn chế những cuộc gặp gỡ trao đổi bên ngoài.

Điện thoại bàn

Điện thoại bàn là gì?

Điện thoại bàn hay điện thoại cố đính, là chiếc điện thoại truyền thống, hoạt động được là nhờ sự kết nối bằng các đường cáp vật lý mà chủ yếu là cáp đồng. Dù ngày nay, những chiếc điện thoại thông minh nhỏ gọn với nhiều tính năng hiện đại có phần thay thế, nhưng điện thoại bàn vẫn được sử dụng rộng rãi tại các công ty, một số hộ gia đình trên toàn thế giới và phát huy hiệu quả của mình.

Phân loại điện thoại bàn

Hiện nay, điện thoại bàn được phân chia thành 2 loại chính là: Điện thoại bàn không dây (hay điện thoại vô tuyến) và điện thoại bàn có dây (hay điện thoại hữu tuyến).

  • Điện thoại bàn có dây là loại có dây xoắn nối từ thân máy tới tay cầm.
  • Điện thoại bàn không dây kiểu dáng gọn nhẹ hơn, tính năng hiện đại hơn, gồm một máy chính đặt cố định thường được gọi là máy mẹ. Một máy mẹ được gắn với nhiều máy con thông qua một đường dây điện thoại. Những máy con này chỉ có thể hoạt động trong vùng phủ sóng của máy mẹ.

Những sự cố thường gặp với điện thoại bàn

Trong quá trình sử dụng, điện thoại bàn thường xuất hiện một số sự cố ngoài ý muốn, có thể gây đứt đoạn thông tin như:

  • Tín hiệu bị rè, nghe không rõ hoặc bị nhiễu tín hiệu khiến đầu dây bên kia không nghe rõ.
  • Nhiều loại điện thoại bàn cổ điển không có màn hình hiển thị số, nên không thể kiểm soát được thời gian cuộc gọi.
  • Khi có cuộc gọi đến, có thể chuông điện thoại không reo.
  • Không thể ghi âm được cuộc gọi nếu có tình huống quan trọng.
  • Hệ thống dây dẫn kết nối dễ bị chuột cắn đứt, ảnh hưởng đến đường truyền.
  • Tổng đài của máy dễ gặp các sự cố do sét đánh, cháy nổ,…
  • Bạn không thể thực hiện bất cứ cuộc gọi nào do bị mất tín hiệu.

Ưu điểm của việc dùng điện thoại bàn

Không có tính di động cao nhưng điện thoại bàn vẫn có những điểm mạnh khác nhau, đáp ứng nhu cầu sử dụng của đông đảo các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Đó có thể là do các đặc điểm sau:

  • Đường truyền ổn định, rất khó bị nghẽn mạng hay quá tải.
  • Tính bảo mật thông tin cao.
  • Máy có thể kết nối các số nội bộ lại với nhau nên rất dễ dàng chuyển tiếp cuộc gọi đến bộ phận có liên quan.
  • Điện thoại bàn rất dễ sử dụng, bất kể là trẻ em hay người già đều dùng được.
  • Hạn chế được sự ảnh hưởng của bức xạ điện từ, bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng.
  • Điện thoại bàn sử dụng các gói cước không quá đắt đó. Ngoài ra, còn tích hợp thêm các gói kết nối mạng internet cho gia đình, nên cực kì tiện dụng, đồng thời tiết kiệm chi phí.
  • Bên cạnh đó, trên thị trường còn xuất hiện nhiều dòng điện thoại bàn được trang bị tính năng tiện ích có thể kể đến như: Hiển thị số điện thoại gọi đến, chuyển tiếp cuộc gọi, từ chối cuộc gọi, quay số nhanh, ghi âm cuộc gói,…

Điện thoại bàn

Nên mua điện thoại bàn loại nào?

Giữa vô vàn sự lựa chọn, Panasonic là thương hiệu điện thoại bàn có độ phủ rộng lớn nhất hiện nay trên thị trường. Tiếp đến phải kể tới các dòng điện thoại bàn tương ứng với từng nhà mạng như Viettel, VNPT hay các dòng điện thoại bàn Analog, Alcatel.

Điện thoại bàn Panasonic

Không chỉ cung cấp các sản phẩm điện tử gia dụng, Panasonic còn là nhà sản xuất và phân phối điện thoại bàn lớn nhất thế giới dựa trên nền tảng công nghệ hàng đầu mang thương hiệu Nhật Bản.

Điện thoại bàn Panasonic không chỉ có thiết kế gọn gàng, mà còn toát lên vẻ đẹp hiện đại, đáp ứng được tất cả mọi không gian làm việc hay nhà ở. Vỏ ngoài của điện thoại bàn Panasonic làm từ nhựa cao cấp, khả năng chống va đập tốt, do đó, hạn chế các sự cố hỏng hóc đến mức tối đa.

Điện thoại bàn Panasonic

Sự đa dạng mẫu mã, với điện thoại bàn có dây, điện thoại bàn không dây và cả điện thoại tích hợp có dây và không dây đã mang đến cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn hơn, nhất là các doanh nghiệp có số lượng nhân viên nội bộ lên tới hàng ngàn người.

Giá thành của điện thoại bàn Panasonic dao động từ 150.000 đồng đến dưới 3 triệu đồng, đáp ứng được đủ mọi phân khúc khách hàng trên thị trường, mà lại còn hợp với túi tiền của đông đảo người tiêu dùng Việt Nam.

Điện thoại bàn Panasonic

Tham khảo thêm những mẫu điện thoại bàn Panasonic tại: "Điện Thoại Bàn Panasonic" giá tốt Tháng 09, 2020 | NhaBanHang.com

Điện thoại bàn Viettel

Bao gồm cả điện thoại bàn có dây và không dây, điện thoại bàn của nhà mạng Viettel, một ông lớn trong ngành viễn thông nước ta, kết hợp với gói cước sử dụng dịch vụ có kèm internet đang được ưa chuộng bởi sự tiện dụng và giá cả phải chăng của nó.

Điện thoại bàn Viettel tích hợp thêm nhiều tiện ích, hỗ trợ gắn sim, thẻ nhớ, để lưu trữ hàng trăm đầu số điện thoại, cực tiện trong việc liên hệ, trao đổi thông tin, nhất là tại các doanh nghiệp.

Điện thoại bàn Viettel

Điện thoại bàn Nippon

Sỡ hữu 2 tông màu cơ bản, đen và trắng, Nippon được thị trường biết đến với những chiếc điện thoại bàn gọn nhẹ, tinh giản hóa hết mức các phím chức năng, nghe/ gọi,… Cùng với đó là khả năng bắt sóng tốt, bộ loa cho chất lượng nghe gọi rõ ràng với âm lượng có thể điều chỉnh từ nhỏ đến lớn siêu dễ dàng.

Đặc biệt, sản phẩm còn được trang bị thêm một số tính năng mới như hiển thị số điện thoại, cài đặt nhạc chuông, báo cuộc gọi nhỡ,… Và hơn hết là giá thành cực rẻ, dao động từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Điện thoại bàn bán ở đâu?

Không giống như điện thoại thông minh, các loại điện thoại bàn hiện nay không bán phổ biến mà tập trung ở những nhà cung cấp chính hoặc các trang thương mại điện tử: Lazada, Shopee, Tiki,… Việc cập nhật trên các website này đã giúp người tiêu dùng dễ tìm kiếm đơn vị bán hàng hơn cũng như mua sản phẩm nhanh chóng, không tốn thời gian săn lùng.

Xem thêm những mẫu điện thoại bàn mới nhất, truy cập link dưới đây!

"Điện Thoại Bàn" giá tốt Tháng 09, 2020 | NhaBanHang.com

Chúc các bạn mua sắm vui vẻ!