"Nhìn xa trông rộng" - mua ngay ống nhòm

Nghe có vẻ khó tin nhưng bạn thực sự có thể trở thành một “nhà thiên văn học” bằng việc bắt đầu tập… nhìn bằng hai mắt rất xa và rất rộng. Ống nhòm nhất định là một lựa chọn hàng đầu thay vì bất kỳ một thiết bị nhìn ngắm nào xa xỉ. Vì sao ống nhòm lại là lựa chọn hàng đầu? Cùng tìm hiểu bào viết này của thuvienmuasam.com để biết nhé!

Tìm hiểu chung về ống nhòm

Ống nhòm được coi là một dụng cụ quang học, nhỏ gọn, giá thành phải chăng và thường được sử dụng bởi những người có sở thích về thiên văn học hay du lịch khám phá.

Ngoài tên gọi là ống nhòm, dụng cụ này còn có tên là kính thiên văn mini hay thiên lý nhãn, khá tiện lợi cầm tay và mang di động một cách dễ dàng.

Dụng cụ này gồm hai ống nhìn được thiết kế nhiều kích thước sao cho phù hợp với khoảng cách giữa hai mắt của con người, chúng cung cấp hình lập thể của các vật ở xa được phóng to bằng hai kính viễn vọng gắn ở các đầu ống ngắm.

Tại khoảng nối hai ống ngắm có một “xương” nối có thiết lập bánh điều chỉnh để người sử dụng xoay bánh, tìm kiếm tiêu cự phù hợp với tầm nhìn mong muốn.

Phần lớn các loại ống nhòm đều cho phép điều chỉnh cả hai mắt, cho chúng ta một tầm nhìn thoải mái và hợp lý, cung cấp cho thị giác hai bộ dữ liệu để có thể nhìn ngắm thông minh.

Thế ống nhòm và kính thiên văn, chúng có giống nhau không?

Để trả lời câu hỏi này, bạn cần phải xem xét trên nhiều khía cạnh mà đặc biệt nhất và túi tiền của mình và mục đích sử dụng chúng.

Để sở hữu một chiếc kính thiên văn kể cả là loại bèo nhất, bạn cũng cần phải chi trả chi phí gấp từ 2 - 5 lần so với một chiếc ống nhòm loại khá chất lượng. Và giá thành phần lớn đều gắn liền với chất lượng, để mua một chiếc kính thiên văn rẻ tiền, bạn có khả năng cao sẽ thất vọng về thứ mà mình vừa bỏ cả đống tiền để mua.

Trong khi đó, công dụng của ống nhòm với giá thành tương tự, chúng sẽ cho bạn một giá trị hữu ích nhiều hơn những gì mà bạn đã kỳ vọng.

Với túi tiền hạn chế, ống nhòm luôn là một lựa chọn đáng để ưu tiên hơn là một chiếc kính thiên văn rẻ tiền và kém chất lượng. Dù sao thì… hai mắt vẫn tốt hơn một phải không nào?

Bên cạnh đó, đối với nhu cầu sử dụng, bạn cũng cần cân nhắc kỹ càng. Một “tay mơ” có sở thích đặc biệt với những hình ảnh nhìn ngắm xa xôi qua ống kính, muốn bắt đầu và chạy theo đam mê của mình thì một chiếc ống nhòm cho cuộc chơi này là ý tưởng không tồi chút nào.

Một người thích du lịch khám phá, với lịch trình trải dài và di động khắp nơi, bạn nghĩ sao về một chiếc ống nhòm nhỏ gọn đeo trước ngực và một chiếc kính thiên văn cỡ bự phải cồng kềnh mang vác?

Cấu tạo của ống nhòm

Để có thêm hiểu biết trước khi bỏ vào giỏ hàng của mình những chiếc ống nhòm xịn xò, bạn nên hiểu sơ qua về cấu tạo của chiếc “thiên lý nhãn” này gồm những gì.

Cấu tạo cơ bản của một chiếc ống nhòm gồm có: vật kính, thị kính và thông thường chúng có thêm lăng kính.

Vật kính

Vật kính là bộ phận có vai trò quan trọng trong ảnh hưởng tới khả năng quan sát và chất lượng quang học.

Nói một cách đơn giản, vật kính là phần kính được lắp đặt ở hai ống ngắm, dùng để tiếp nhận hình ảnh với các đặc điểm về hình dáng, màu sắc hay ánh sáng từ đôi tượng đang được quan sát.

Vật kính là bộ phận có đường kính lớn nhất của ống nhòm, thường có các loại vật kính như: Vật kính đơn, vật kính tiêu sắc, vật kính tiêu sắc phức… Hình ảnh sau khi được truyền qua vật kính này sẽ qua các lớp kính phía sau để xử lý và truyền tải hình ảnh.

Thị kính

Đây là bộ phận gần mắt người nhất, với đường kính chỉ bằng chưa đến một nửa so với vật kính.

Phần thị kính là nơi con người bắt đầu tầm ngắm, đưa mắt sát vào thị kính, và cũng là nơi điểm ảnh được thu về. Thị kính thực chất là một nhóm tổ hợp các nhóm thấu kính phức tạp mà thành, với nhiều dạng thiết kế mà cho ra chất lượng ảnh nhìn được khác nhau.

Ngoài ra, đây cũng là bộ phận mang tính quyết định và ảnh hưởng vô cùng lớn tới chất lượng ảnh quan sát được, màu sắc, độ nét hay độ rộng của trường quan sát.

Lăng kính

Ống nhòm vốn được thiết kế cho những tầm nhìn xa mà mắt thường khó có thể nhìn rõ được. Tuy nhiên, xét về mặt vật lý thì các tia sáng từ một vật ở tầm xa sẽ đi qua thấu kính lồi. Bởi thế mà hình ảnh khi truyền tới qua kính này sẽ bị đảo ngược lại so với vật mẫu gốc.

Để khắc phục tình trạng này, các loại ống nhòm cao cấp thường được dùng cho những tầm ngắm xa được trang bị thêm một hệ thống lăng kính.

Nhờ lăng kính này mà hình ảnh sẽ lật lại, nhờ cơ chế của một lăng kính xoay ảnh 90 độ và lăng kính tiếp theo sẽ lật nó sang bên một góc 90 độ nữa. Đây là cơ chế đảo ngược để truyền tới hình ảnh chân thực nhất cho người ngắm.

Các lăng kính thông thường dùng trong du lịch nghỉ dưỡng hay những mục đích vui chơi bình thường thì tầm nhìn thường ngắn hoặc vừa phải. Chỉ có những loại ống nhòm chuyên dụng và cao cấp mới sử dụng lăng kính để bổ trợ chức năng của thiết bị, do thế mà cấu tạo thường phức tạp và giá thành cũng đắt đỏ hơn những loại thông thường nhiều.

Ống kính

Đây được coi là không gian và cũng là lớp vỏ chứa đựng và bảo vệ tất cả thành phần quang học của ống nhòm.

Ống kính có thể có hình tròn hoặc vuông tùy thiết kế mẫu, cộng thêm chất liệu của ống kính cũng sẽ cho bạn những kiểu dáng khác nhau.

Thông thường, các loại ống nhòm thường có ống kính được làm từ sợi carbon, chất dẻo tổng hợp hoặc là hợp kim đúc. Ống nhòm càng cao cấp thì lớp vỏ này càng được đầu tư vào chất liệu để tăng độ bền cũng như gia tăng chất lượng truyền dẫn ảnh.

Trục ống nhòm

Trục của ống nhòm được chia ra trục cơ học và trục quang học.

Trục cơ học được coi là khớp nối giữa hai thân ống nhòm với nhau. Bên trong trục cơ học thường được lắp ráp thêm các thiết bị bổ trợ để gắn kết hai ống ngắm chặt chẽ và tạo độ ổn định trong quan sát.

Trục quang học chạy thẳng xuyên tâm của hệ thống các thấu kính được đặt bên trong ống kính.

Các bộ phận khác

Ngoài ba bộ phận cơ bản vừa đề cập ở trên thì ống nhòm còn được thiết kế thêm những bộ phận khác.

Tùy từng loại cũng như mục đích sử dụng mà ống nhòm có thể có hoặc không những bộ phận này. Chúng không phải là những bộ phận bắt buộc phải có của một chiếc ống nhòm để kết luận rằng thiết bị có hoạt động tốt không.

Thay vào đó, chúng mang những chức năng bổ sung cho công dụng của ống nhòm.

Bộ chỉnh lấy nét nằm trên trục cơ học của ống nhòm, thường là bánh xoay để chỉnh các thông số tầm ngắm. Nhờ nó bạn có thể điều chỉnh tầm ngắm trong phạm vi cho phép để quan sát rõ ràng hơn.

Nằm ở một bên của thị kính là bộ phận lấy nét. Bộ phận này giúp bạn lấy nét được mục tiêu khi đã ướm được tầm ngắm và vị trí. Một số mẫu ống nhòm được thiết kế bộ phận lấy nét ở trên trục cơ học hoặc bên cạnh nút điều chỉnh nét.

Bảng thông số thường nằm không cố định với từng dòng ống nhòm khác nhau. Chúng sẽ hiển thị các thông số về tầm nhìn, khoảng cách và thông tin về hình ảnh truyền về.

Ngoài ra, để ống nhòm có thể được sử dụng linh động và phù hợp với nhiều người dùng, kích cỡ khuôn mặt khác nhau thì chúng cần có sự hỗ trợ của thước đo khoảng cách giữa hai ống nhòm. Phần này giúp điều chỉnh và giãn cách khoảng giữa hai thị kính sao cho hợp với mắt của bạn nhất, tạo sự thoải mái và tương thích cho người dùng.

Có những loại ống nhòm nào?

Phân loại theo thiết kế lăng kính

Đối với thiết kế lăng kính của ống nhòm, có hai loại cơ bản gồm: Ống nhòm thấu kính Roof và ống nhòm thấu kính Porro.

Ống nhòm thấu kính Roof: thấu kính Roof của ống nhòm được xếp thành một đường thẳng giúp cho hình thức và thiết kế mẫu khá đẹp và bắt mắt, cùng với kích cơ nhỏ gọn và tiện lợi và khả năng chống thấm nước khá đáng chú ý.

Tuy nhiên, hình ảnh được truyền dẫn không được rõ nét cho lắm, thua kém so với dòng sau đây - dòng ống nhòm thấu kính Porro.

phân biệt hệ lăng kính roof và porro

Ống nhòm thấu kính Porro: có các thấu kính được đặt lệch nhau, hình ảnh rõ nét và chất lượng nhờ không gian trống do các khoảng chênh lệch. Hơn nữa, giá thành cũng rẻ hơn, bởi đặc điểm thiết kế khá cồng kềnh và khó khăn vệ sinh thiết bị.

Phân loại theo mục đích sử dụng

  • Ống nhòm quan sát thiên văn : Như tên gọi, chúng được sử dụng trong quan sát bầu trời rộng lớn. Bởi vậy mà ống nhòm sử dụng với mục đích này thường thuộc hang top với chất lượng cao, độ phóng đại lớn và các thiết bị phụ trợ bổ sung.

  • Ống nhòm dùng trong nước : Với thiết kế đặc trưng cho môi trường đặc biệt, ống nhòm loại này có khả năng chống nước rất tốt và chịu lực cao, trang bị cùng la bàn với một số sản phẩm cao cấp.

  • Ống nhòm hồng ngoại: Ống nhòm này được thiết kế chuyên dụng cho quan sát ban đêm. Sản phẩm có hỗ trợ và cài đặt ánh sáng xanh cho điều kiện sử dụng thiếu anh sáng, cho hình ảnh rõ nét và chất lượng.

  • Ống nhòm đi săn: được thiết kế với các chất liệu bền bỉ và có khả năng chịu đựng va đập hoặc điều kiện bảo quản không đảm bảo.Với hệ số ánh sáng truyền qua cao, khi bạn săn bắn ở nơi có ánh sáng thấp, hững chiếc ống ngắm có đường kính vật kính khoảng 42mm hoặc lớn hơn là là sự lựa chọn hoàn hảo.

Ống nhòm có đắt không?

Mua ống nhòm không dễ như tìm một chiếc quạt máy để bàn, nhưng chúng cũng không quá khó khăn hay khan hiếm.

Ống nhòm không được bán trong các siêu thị điện máy hay cửa hàng tiện lợi hoặc thậm chí là trogn các đại siêu thị. Để tìm mua ống nhòm, bạn phải tìm tới các cửa hàng chuyên dụng hoặc các cửa hàng điện tử cao cấp, các thương hiệu kính thiên văn hay đồ du lịch khám phá.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt mua ống nhòm online tại các trang thương mại trực tuyến uy tín, với giá thành đa dạng từ 200.000 - 20.000.000 VNĐ đều có.

Xem thêm mua ống nhòm tại đây:
Ống Nhòm mua Online giá tốt - NhaBanHang.com

Chúc các bạn mua sắm vui vẻ!

1 Lượt thích