Nên lưu ý những gì khi chọn mua thớt?

Thớt là mọt dụng cụ nhà bếp quen thuộc với mỗi chúng ta. Để tìm mua được một chiếc thớt chất lượng, bạn cần tham khảo những nguồn thông tin khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích cho việc chọn mua thớt

1. Cách chọn thớt an toàn

1.1 Kích thước của thớt


Bạn nên chọn chiếc thớt có kích thước phù hợp
Bạn nên chọn một chiếc thớt có kích thước vừa phải và phù hợp với diện tích xung quanh. Một chiếc thớt quá lớn sẽ gây nhiều khó khan trong việc vệ sinh trong bồn nước, cũng như bảo quản chúng trong tủ. Ngược lại, một chiếc thước kích thước quá nhỏ sẽ gây ra nhiều bất tiện trong việc sử dụng.

Thế nên, bạn nên cân nhắc nhu cầu sử dụng cua mình và diện tích căn bếp để có thể chọn mua cho mình một chiếc thớt phù hợp. Thông thường, mọi người sẽ chọn chiếc thước có kích thước khoảng 25-40 cm, bằng 2/3 kích thước bồn rửa chén, dễ dàng cho việc sử dụng và vệ sinh.

1.2 Chọn độ dày thớt theo loại thực phẩm thường dùng

Nếu bạn dùng thớt để băm chặt những thực phẩm như thịt, cá, gà, vịt thì bạn nên ưu tiên chọn những chiếc thớt có độ dày 2-5cm nhằm tạo được sự chắc chắn, hạn chế sự trơn trượt và giúp việc sơ chế thực phẩm trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận khi vận chuyển vì chúng sẽ khá nặng đấy.

Nếu bạn dùng để cắt thái rau củ thông thường thì một chiếc thớt có độ dày tầm 0.5-2cm sẽ giúp bạn sơ chế thực phẩm hiệu quả hơn, đồng thời dễ dàng cho việc di chuyển và vệ sinh.

1.3 Chọn chất liệu thớt an toàn

Chất liệu thớt cũng là một điểm đáng lưu ý sao cho thực phẩm sau khi chế biễn vẫn an toàn và không lẫn các hóa chất độc hại. Có 3 chất liệu thớt thông dụng: thớt gỗ, thớt nhựa và thớt thủy tinh. Trong đó:

2. Những loại thớt thông dụng hiện nay

Hiện nay, thớt có đa dạng kiểu dáng và chất liệu: thớt gỗ dày, thớt gỗ hình chữ nhật, thớt nhựa mỏng, thớt gỗ trang trí, thớt gỗ me, thớt inox 304, thớt inox, thớt nghiến, thớt rã đông, thớt nhựa công nghiệp… nhiều người vẫn băn khoăn không biết dùng thớt loại nào tốt, dùng thớt kính cường lực có tốt không, dùng thớt inox có tốt không

2.1 Thớt thủy tinh

Ưu điểm
Chất liệu an toàn cho sức khỏe, không gây độc hại, không bị mốc, ít mài mòn, ít gây các vết trầy xước và rất dễ dàng trong việc vệ sinh
Nhược điểm
Tuy nhiên, Dù có mẫu mã đẹp, dễ vệ sinh và ít khi bị mốc, thớt thủy tinh vẫn không được sử dụng rộng rãi. Bởi lẽ, chúng rất khó bảo quản, dễ bị nứt vỡ khi rơi hay va đập nhẹ. Loại thớt này hiện nay được bán trên thị trường nhưng không được sử dụng quá phổ biến.

Hơn nữa, sử dụng dao trên thớt thủy tinh sẽ làm giảm tuổi thọ và gây ra âm thanh khó chịu, bạn có thể bị giảm hứng thú nấu ăn khi sử dụng dao trên bề mặt thủy

2.2 Thớt gỗ

Ưu điểm
Thớt gỗ là loại thớt được sử dụng phổ biến nhất với đa dạng những chất liệu tự nhiên như gỗ nghiến, gỗ xà cừ, gỗ cao su, thớt gỗ đẹp…Những loại gỗ trên đều dễ sử dụng và có thể chặt thực phẩm thoải mái.
Nhược điểm
Nhược điểm của thớt gỗ là sau thời gian sử dụng bề mặt sẽ bị nứt, khiến cho nước từ thực phẩm ngấm vào sâu bên trong thớt, khó vệ sinh và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển, chất liệu gỗ dễ ẩm mốc nếu không vệ sinh và bảo quản đúng cách.

Trung bình giá thành thớt gỗ chỉ từ 35.000 đồng, phù hợp với hầu hết túi tiền của người sử dụng.

2.3 Thớt nhựa

Ưu điểm

Khối lượng nhẹ, không thấm nước, màu sắc đa dạng, hợp cho việc thái thực phẩm, không dùng để băm chặt.

Nhược điểm

-Tuy nhiên, loại thớt này dễ bị sứt mẻ và cong vênh khi tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao (lửa từ bếp nấu, phơi dưới nắng quá lâu trong thời gian dài), đồng thời cần được vệ sinh kỹ lưỡng vì bề mặt thớt dễ bám bẩn.

Một nghiên cứu từ Đại học Michigan (Mỹ) cho thấy vi khuẩn trên bề mặt nhựa đã qua sử dụng nhiều hơn trên bề mặt gỗ đã qua sử dụng. Thực tế, các vết cứa, băm hay chặt trên bề mặt thớt nhựa chính là môi trường của vi khuẩn, dù bạn có vệ sinh hay khử trùng đi thế nào đi nữathì vết bẩn cũng không thể biến mất hoàn toàn. Đặc biệt, mùi thực phẩm có thể ám lên bề mặt thớt trong thời gian rất lâu, kể cả khi bạn đã vệ sinh sạch sẽ.

2.4 Thớt đá

Ưu điểm

Thớt đá đẹp, sang trọng nhưng bề mặt cứng có thể phá hủy lưỡi dao. Do đó nó không được khuyên dùng để cắt hàng ngày, băm hoặc cắt…

Bề mặt láng mịn, mát lạnh rất tốt cho việc làm kẹo hoặc chuẩn bị bột bánh ngọt. Bề mặt này cũng giúp nó dễ làm sạch bằng nước và xà phòng. Với chất liệu đá cẩm thạch nó cũng là một bổ sung tuyệt đẹp cho bất kỳ không gian nào. Nhược điểm của thớt đá cũng tương tự như thớt thủy tinh.
Thớt đá mang lại không gian sang trọng cho gian bếp và tăng thêm hứng thú khi nấu ăn. Bề mặt thớt đá láng mịn, mát lạnh phù hợp cho việc làm bột bánh hay làm kẹo. Ngoài ra, thớt đá cũng rất dễ trong việc vệ sinh, chỉ cần một ít xà phòng và nước là các vết bẩn đều bị đánh bay
Nhược điểm
Bề mặt thớt đá có thể gây mòn dao, không nên dùng để băm cắt hàng ngày

Dù chọn loại thớt nào đi chăng nữa, chúng tôi cũng khuyên bạn nên sắm 3 loại thớt (1 cho thức ăn sống, 1 cho thức ăn chín và 1 cho các loại trái cây) để đáp từng loại thực phẩm riêng biệt, tránh lây nhiễm chéo và đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.

3. Vệ sinh thớt đúng cách


Vệ sinh thớt sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi
Bạn cần vệ sinh sạch sẽ thớt ngay trước và sau khi sử dụng. Sau khi rửa sạch, phơi thớt ở vị trí khô, thoáng, tránh những nơi ẩm thấp. Khi vệ sinh thớt, nên rửa sạch bằng nước rửa chén pha chút nước ấm, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Tiếp theo, cắt đôi trái chanh tươi, vắt nước chanh lên bề mặt thớt, sau đó rắc muối hạt hoặc baking soda lên bề mặt thớt có nước chanh. Cuối cùng, dùng miếng chanh chà xát lên bề mặt và rửa sạch lại bằng nước.

4. Chọn hình dáng thớt

Lựa chọn hình dáng không chỉ đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ của người dùng mà còn hướng đến những mục đích sử dụng khác nhau cho từng loại thực phẩm khac nhau

Thớt tròn sẽ giúp cho việc băm cắt trở nên dễ dàng hơn, còn những chiếc thớt vuông thì phù hợp cho những thực phẩm đã qua chế biến.

Những chiếc thớt có hình dáng độc đáo hay những họa tiết xinh xắn cũng sẽ góp phần trang trí cho căn bếp của bạn thêm xinh.

5. Chi phí mua thớt


Chi phí thớt tùy theo chất lượng
Tùy theo chất liệu và chất lượng mà mỗi chiếc thớt sẽ có giá thành khác nhau. Thớt gỗ thì tùy thuộc và loại gỗ, gỗ càng tốt thì giá càng đắt, thớt thủy tinh thường có giá thành cao do gia công phức tạp, thớt nhựa có giá thành khá hợp lí và thớt tre tái chế thì có giá thành mềm nhất.

Cuối cùng, chỉ có bạn mới có thể xác định điều bạn cần. Dựa vào những ưu nhược điểm của từng loại thớt mà bạn nên cân nhắc để lựa chọn một cách thông minh nhé!

6. Mua thớt ở đâu?

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều những loại thớt khác nhau với những mẫu mã và công dụng riêng: thớt gỗ đức thành, thớt gỗ trang trí, thớt nhựa trắng, thớt ikea, thớt nhựa tròn, thớt hình vuông, thớt aia, thớt an gia, thớt đề alpha, thớt nhựa lock and lock, thớt bằng kính cường lực, bộ thớt joseph joseph, thớt chống khuẩn, thớt decor… Đểchọn mua cho mình một chiếc thớt tốt, bạn nên tìm mua ở những cửa hàng bán thớt uy tín. Bạn có thể tham khảo những sản phẩm thớt trên các trang mạng mua bán trực tuyến như shopee, lazada hoặc đến tận cửa hàng để trải nghiệm thực tế sản phẩm.

Nhìn chung, mỗi loại thớt đều có những ưu nhược điểm riêng, bạn nên cân nhắc nhu cầu sử dụng của mình trước khi mua nhé. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cách chọn mua thớt. Cảm ơn bạn đã đọc bài!