Kiến thức cần biết về ổ SSD trước khi quyết định mua sắm

Ổ SSD hay ổ cứng SSD, một thiết bị quan trọng mà bất kỳ chiếc máy tính nào cũng cần có. Với tính năng hiện đại, tốc độ truy xuất dữ liệu, thông tin cực nhanh, ổ SSD đang được nhiều tín đồ công nghệ quan tâm và đưa ra những đánh giá tích cực. Hãy cùng Thư Viện Mua Sắm tìm hiểu thêm về sản phẩm này qua bài viết dưới đây nhé!

Ổ cứng SSD là gì?

SSD là gì trong máy tính? SSD là viết tắt từ cụm từ Solid State Drive trong tiếng anh. SSD dùng chung cho các loại ổ cứng trong máy tính.

Ổ cứng SSDổ cứng thể rắn, ổ lưu trữ bán dẫn hay ổ cứng điện tử, nâng cấp hơn so với ổ cứng HDD truyền thống, nhằm cải thiện tốc độ xử lý dữ liệu, nâng cao tính bảo mật thông tin. Trang bị ổ cứng SSD vừa gọn nhẹ, vừa tiết kiệm điện năng cho máy tính, laptop,…

Dữ liệu của SSD được lưu trữ trong bộ nhớ Flash hoặc bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động DRAM hoặc bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên tĩnh SRAM.

Ổ SSD có tác dụng gì?

Đóng vai trò là một ổ cứng, SSD lưu trữ dữ liệu cho máy tính với tốc độ đọc, ghi, truy xuất thông tin cực nhanh, góp phần cải thiện tốc độ làm việc của máy tính, hạn chế tiếng ồn tối đa.

SSD sử dụng bộ nhớ RAM để lưu dữ liệu nên không kéo theo sự chuyển động của bất cứ phần nào trên ổ đĩa, do đó làm gia tăng tuổi thọ của ổ đĩa hơn so với loại HDD. Bên cạnh đó, SSD tiêu tốn ít điện năng và có thể hoạt động ở mức điện áp thấp, tiết kiệm chi phí cho người dùng.

SSD có kích thước nhỏ gọn, tối giãn hoá diện tích lắp đặt bên trong máy tính. Một số ổ cứng di động SSD cực kì tiện lợi, thuận tiện để người dùng mang theo bên mình.

Tuy nhiên, giá thành của ổ SSD thường cao hơn so với các loại ổ cứng truyền thống. Nhưng chất lượng thì nâng cấp vượt trội.

Phân loại ổ cứng SSD

Dựa vào bộ nhớ bên trong ổ cứng SSD mà phân chia thành:

  • Bộ nhớ Flash đơn cấp (SLC) lưu trữ dữ liệu trên mỗi cell nên tốc độ xử lý nhanh và độ bền cao. Tuy nhiên lại hạn chế về khả năng lưu trữ nên không được sử dụng phổ biến nữa.

  • Bộ nhớ Flash đa lớp (MLC) lưu trữ được dung lượng dữ liệu lớn hơn SLC nhưng lại có tốc độ chậm hơn.

  • Bộ nhớ Flash ba cấp (TLC) ra mắt sau bộ nhớ đa lớp MLC, có tốc độ chậm hơn nhưng đảm bảo lưu trữ được dữ liệu có dung lượng lớn hơn.

  • Bộ nhớ Flash bốn lớp (QLC) có khả năng lưu trữ lớn hơn, giá thành theo xu hướng giảm dần để tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng hơn nhưng độ bền không được đánh giá cao.

Ổ cứng SSD

So sánh ổ cứng SSD và HDD

SSD và HDD đều là hai thiết bị lưu trữ phổ dữ liệu biến nhất hiện nay nên khi so sánh ổ SSD và HDD, có rất nhiều người dùng gặp phải tình trạng nhầm lẫn. Vậy *ổ cứng SSD khác HDD như thế nào và làm sao để phân biệt?

1. Khái niệm SSD và HDD

  • HDD - Hard Disk Drive là ổ cứng truyền thống hay ổ cứng cơ, khá thông dụng trên thị trường. Ổ HDD lưu trữ dữ liệu trên bề mặt các tấm đĩa tròn có phủ một lớp từ tính. Vì vậy, trong quá trình máy tính làm việc, nhiều khi, bạn sẽ nghe thấy tiếng ồn do ổ đĩa quay.

  • SSD - Solid-State Drive là ổ cứng thể rắn, lưu trữ dữ liệu bằng bộ nhớ Flash cố định, không có bộ phận chuyển động nên không có tiếng ồn khi máy tính làm việc.

2. Tốc độ xử lý

Tốc độ làm việc nhanh chóng là điểm mạnh của ổ SSD. Máy tính tích hợp ổ SSD sẽ có thời gian khởi động máy nhanh hơn máy sử dụng ổ HDD.

Hơn nữa, việc lưu trữ dữ liệu trong vi mạch cũng giúp cho tốc độ xử lý thông tin của SSD nhanh gấp nhiều lần HDD.

3. Kích thước

SSD có kích thước nhỏ gọn và trọng lượng nhẹ hơn nhiều so với HDD. Một số dòng SSD còn chưa bằng một thanh RAM.

4. Tuổi thọ

Vì hoạt động dựa trên cơ chế vật lý, trục quay và đĩa từ xoay liên tục nên ổ cứng HDD có độ bền thấp. Trong khi đó, ổ cứng SSD có cấu tạo vật lý cố định, do đó, độ bền thường cao hơn.

5. Giá thành sản phẩm

Với sự nâng cấp cùng các tính năng hiện đại hơn hẳn, ổ cứng SSD thường có giá thành cao hơn ổ cứng HDD. Đây cũng là một rào cản không nhỏ khiến các sản phẩm ổ SSD khó tiếp cận được đại đa số người tiêu dùng.

6. Những đặc điểm khác

  • Tiếng ồn: SSD hoạt động siêu mượt, không gây ra tiếng động nào. Còn HDD thì tạo ra tiếng ồn, khá rung trong khi làm việc.

  • Khả năng chống sốc: SSD tốt hơn hẳn so với HDD. Tuy nhiên, một số dòng HDD mới ra cũng được tối ưu khả năng này, đảm bảo an toàn cho dữ liệu và máy tính.

  • Sự phân mảnh dữ liệu: Khi làm việc, thanh kim loại của ổ cứng HDD có chức năng đọc/ ghi dữ liệu. Tình trạng phân mảnh trên HDD xảy ra khi các dữ liệu nằm rải rác trên bề mặt đĩa từ. Ở SDD, bộ nhớ Flash gồm các con Chip liên kết với nhau khá chặt chẽ, do đó, hiện tượng phân mảnh trong ổ SSD thường hiếm hơn so với HDD. Vì thế, ổ cứng SSD cho hiệu suất làm việc tốt hơn.

  • Điện năng tiêu thụ: SSD sẽ tiết kiệm điện và chi phí tốt hơn HDD. Vì SSD không cần điện năng để làm quay đĩa từ, dịch chuyển đầu đọc/ ghi dữ liệu liên tục. Hơn nữa, SSD ít toả nhiệt, ngăn chặn sự sinh nhiệt, gia tăng tuổi thọ cho máy tính của bạn.

  • Khả năng bảo toàn dữ liệu: HDD không xử lý dữ liệu khi hệ thống bị tắt, ngược lại, SSD vẫn có thể lưu dữ liệu trên một con chip tích hợp nếu trong trường hợp thiết bị vô tình bị ngắt.

So sánh SSD và HDD

Nên chọn ổ cứng SSD hay HDD?

Quyết định mua ổ cứng SSD hay HDD đều phụ thuộc và nhu cầu, điều kiện tài chính và thiết bị mà bạn đang sử dụng.

Nếu đang dùng một chiếc máy tính có tốc độ thấp thì chọn ổ cứng HHD là phù hợp. Nhưng nếu bạn đang làm việc trên một thiết bị có tốc độ cao, hãy chọn ổ cứng SSD.

Cách sử dụng ổ SSD

Ổ cứng hiện đại SSD ngày càng phổ biến do các tính năng vượt trội hơn hẳn so với ổ cứng truyền thống HDD.

Tuy nhiên, SSD cũng ẩn chứa những nhược điểm riêng, do đó, trong quá trình sử dụng, bạn nên tìm hiểu về cách lắp SSD cho laptop, thay ổ cứng máy tính,… thật kỹ để cài đặt cho chính xác.

Cách gắn ổ cứng vào máy tính

  • Bước 1: Tìm đúng vị trí để gắn ổ đĩa SSD, thông thường, ổ cứng trên máy tính sẽ nằm ở khu vực gần quạt thông gió, tản nhiệt.

  • Bước 2: Lắp ổ cứng SSD cho máy tính. Sau khi định vị ổ cứng, bạn lắp cố định ổ cứng vào khoang bên trong thùng máy và gắn ốc giữ chặt ổ cứng.

  • Bước 3: Kết nối SSD với cổng STATA thông qua dây cáp.

  • Bước 4: Truy cập ổ cứng SSD bằng cách khởi động máy tính, đăng nhập vào hệ thống BIOS/UEFI. Váo System Settings, chọn SATA và kiểm tra ổ cứng đã được cài đặt trong hệ thống chưa. Nếu ổ cứng không được liệt kê trong BIOS, tắt máy và tiến hành kết nối lại.

Cách gắn ổ cứng vào máy tính

Cách thay ổ cứng laptop

Để nâng cấp laptop, thay ổ cứng SSD để sử dụng là một lựa chọn phù hợp. Trong quá trình thay thế, bạn cần đi theo trình tự các bước sau:

  • Sao lưu toàn bộ dữ liệu trên laptop sang ổ cứng ngoài.

  • Sử dụng tua-vít tháo nắp đậy của máy tính, cố định ổ cứng bằng ốc vít. Khu vực chứa ổ cứng SSD của laptop khá nhỏ và hẹp nên bạn cần cẩn thận trong quá trình lắp ráp SSD.

  • Sau khi đã lắp xong ổ cứng SSD, bạn tiến hành khôi phục dữ liệu từ ổ cứng ngoài và sử dụng máy tính bình thường.

Nên chọn ổ cứng SDD của hãng nào?

Tìm hiểu một số hãng công nghệ được biết đến với** thiết bị ổ cứng SSD** thông dụng, đánh giá tốt:

Ổ cứng SSD Intel

Intel (Integrated Electronics) là tập đoàn của Mỹ, sản xuất các thiết bị máy tính, bo mạch chủ, bộ nhớ trong, card mạng, chip mạch chủ, chip đồ hoạ,…

Ổ cứng SSD Intel có điểm mạnh là độ bền cao, trong quá trình sử dụng ít xảy ra lỗi với tốc độ ghi ổn định nên số đông máy tính để bàn và laptop hiện nay đều sử dụng ổ cứng SSD của hãng này.

Giá thành ở phân khúc trung bình, ổ cứng SSD Intel đa dạng sự lựa chọn với khả năng lưu trữ từ 120GB trở lên. Những dòng sản phẩm SSD Intel phổ biến là: SSD Intel 545S, SSD Intel 540, SSD Intel Optane M.2, SSD Intel 535,

Mua ổ cứng SSD, truy cập tại đây: Ổ Cứng Ssd Gắn Trong Intel mua Online giá tốt - NhaBanHang.com

SSD Intel

Ổ cứng SSD WD

WD (Western Digital) là hãng công nghệ của Mỹ, sản xuất ổ cứng có tên tuổi trên toàn thế giới. Các sản phẩm của WD hướng đến nhu cầu thị trường, giá thành bình dân và đáp ứng hiệu suất làm việc cao hơn cho máy tính của bạn.

Phần mềm WD SSD Dashborad tích hợp là công cụ giúp người dùng dễ dàng theo dõi hiệu năng làm việc, sức khỏe ổ cứng cũng như cập nhật các phiên bản mới,… duy trì hiệu quả làm việc của máy tính.

WD Green, WD Blue, WD Black,… là các dòng SSD khá thông dụng và được đánh tốt tích cực từ người dùng.

Xem thêm thông tin về ổ cứng SSD của WD tại link: Ổ Cứng Ssd Gắn Trong Wd mua Online giá tốt - NhaBanHang.com

Ổ cứng SSD Kingston

Kingston ( Kingston Technology) là hãng công nghệ đến từ Hoa Kỳ, đây là tập đoàn đa quốc gia chuyên phát triển, sản xuất và cung cấp các sản phẩm bộ nhớ Flash cho máy tính và các thiết bị liên quan khác.

Ổ cứng SSD Kingston là thiết bị thuộc top những loại SSD có hiệu suất làm việc cao ở phân khúc phổ thông. SSD của hãng này đa số trang bị Chip làm việc tốc độ cao, có độ tin cậy và độ bền cực tốt.

Khả năng chống rung, chống sốc,… luôn được tăng cường cho các dòng sản phẩm SSD Kingston, nhằm hạn chế hư hại đến mức thấp nhất.

Những dòng SSD Kingston được đánh giá tốt: SSD Kingston A400, SSD Kingston UV500, SSD Kingston A2000, SSD Kingston U400,…

Đặt mua sản phẩm ổ cứng SSD Kingston tại đây: Ổ Cứng Ssd Gắn Trong Kingston mua Online giá tốt - NhaBanHang.com

Ổ SSD hiện đại hơn sử dụng nhiều tính năng mới, tiêu hao ít năng lượng sẽ là loại ổ cứng chuyên dụng trong tương lai.

Vì thế, nếu bạn muốn nâng cấp thiết bị làm việc cũng như gia tăng hiệu quả công việc của bản thân thì khuyên dùng SSD nhé.

Tham khảo các bài viết khác cùng chuyên mục…

Chúc các bạn mua sắm vui vẻ!!

2 Lượt thích