Hướng dẫn cách sử dụng nồi áp suất

Hiện nay, nồi áp suất là vật dụng không còn xa lạ trong gian bếp gia đình Việt. Không những rút gọn thời gian nấu nướng, nồi áp suất còn cho ra những món ăn thơm ngon và nhiều dưỡng chất. Thế nên, nồi áp suất. Chính vì những tính năng vượt trội này, nồi áp suất ngày càng được nhiều chị em nội trợ tin dùng. Thế nhưng, nhiều người không biết cách sử dụng dẫn đến tình trạng nổ, hư hỏng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin hữu ích về cách sử dụng nồi áp suất cho độc giả tham khảo.

1. Cách sử dụng nồi áp suất trước khi nấu

1.1 Kiểm tra lượng thức ăn:

Kiểm tra lượng thức ăn là một bước vô cùng quan trọng giúp nồi áp suất hoạt động hiệu quả. Lượng thức ăn phải vừa phải, không được để đầy thức ăn vào nồi. Ngoài ra, thức ăn nên được để kèm với chất lỏng dễ bốc hơi như nước, súp, rượu, bia hoặc sữa.
Dưới đây là những gợi ý cụ thể cho từng thành phần món ăn:

  • Thức ăn như rau, thịt, cá: không được để hơn 3/4 nồi.
  • Ngũ cốc như gạo: không được để hơn 2/3 nồi.
  • Nấu súp, đậu lăng, đậu Hà Lan: không được nhiều hơn 1/2 nồi.

1.2 Kiểm tra khóa chốt và đặt nồi

Kiểm tra các thiết bị của nồi và đảm bảo rằng chúng đều hoạt động bình thường trước khi nấu. Cụ thể, bạn nên kiểm tra chốt khóa và thanh trượt của nồi xem chúng có hoạt động tốt không hay có bị bám bẩn bởi thức ăn không. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra vòng đệm xem có đặt đúng vị trí chưa. Nếu có bất kì thiết bị nào hoạt động không ổn định phải nhanh chóng khắc phục để tránh những trường hợp xấu xảy ra.

Lưu ý đặt mũi tên “tay nắm dưới” và thanh trượt của “tay nắm trên” xoay theo cùng phương với nhau. Khi đó, nắp nồi sẽ khóa lại. Để biết mình có làm đúng thao tác hay không, bạn nhấc nắp nồi lên, nếu không nhấc được tức là bạn thực hiện đúng.

Sau khi đậy nắp nồi, bạn nên dùng một tay để nắm “tay nắm phụ”, tay kia giữa hai tay nắm còn lại. Đừng quên nắm giữ chắc chắn và không được kéo lê nồi.

1.3 Đặt nồi lên bếp:

Đối với nồi áp suất cơ, bạn nên đặt nồi trên bếp gas chắc chắn và ngay ngắn, đảm bảo lửa không tràn ra bên hông nồi và tiếp xúc trực tiếp với tay nắm của nồi. Đối với nồi áp suất điện, bạn chỉ cần đặt nồi lên bề mặt phẳng, khô ráo, sau đó cắm điện và chọn chế độ nấu bạn muốn.

Lưu ý, khi thấy van an toàn thoát hơi nóng ra ngoài, ngay lập tức phải giảm lửa. Đậy nắp kín để tránh món ăn mau chín và tránh hơi nước thoát ra. Khi áp suất trong nồi quá cao, bạn nên hạ nhiệt độ xuống tránh trường hợp thức ăn bị chín quá mức.

2. Cách sử dụng nồi sau khi nấu

Loại nồi áp suất điện có hai hệ thống nấu: khi mức áp suất trong nồi tăng do nhiệt độ quá cao, hệ thống điều chỉnh nhiệt độ sẽ tự động chuyển sang chế độ nấu có nhiệt độ trung bình hoặc thấp. Còn với nồi đun bằng bếp gas, khi đã đạt đến mức áp suất cao, bạn cần kiểm tra và điều chỉnh chế độ nấu sang mức trung bình nhằm duy trì mức áp suất ổn định của nồi.

Khi nấu xong, bạn nên nhấc van an toàn từ từ ra khỏi vị trí để xả bớt áp lực trong nồi. Đợi một khoảng thời gian rồi hãy mở nắp nồi. Lưu ý khi nắp nồi không còn bị áp lực bên trong làm gắn chặt vào thanh gài thì lúc đó hãy xoay nắp thật chậm để hơi nóng bên trong thoát ra.Khi mở nắp nồi, lưu ý nên nghiêng sang một bên để tránh hơi nóng bốc vào mặt.
Vệ sinh là bước vô cùng quan trọng sau khi sử dụng nồi áp suất. Đảm bảo rằng tất cả bộ phận đều sạch và không bị bám thức ăn. Ngoài ra, bạn nên vệ sinh van an toàn, ống xả để bảo đảm an toàn khi sử dụng nồi áp suất. Luôn chùi rửa sạch sẽ nồi bằng vải mềm sau khi sử dụng, đặc biệt là phần các khớp nối, van để tránh gỉ sét hay nghẹt van, gây bít lỗ xì hơi; không ngâm nồi áp suất quá lâu trong nước rồi mới rửa; vệ sinh bằng tay nắp và miếng đệm của nồi áp suất, tránh để trong máy rửa bát; không vệ sinh miếng đệm trong máy rửa bát hoặc rửa bằng nước nóng vì có thể làm biến dạng đệm.

Một số lưu ý khác bạn cần nhớ khi sử dụng nồi áp suất

Bạn không nên cho quá nửa nồi đối với những thực phẩm có độ nở, tạo nhiều bọt như cơm, ngũ cốc… để tránh tình trạng tràn thực phẩm ra bên ngoài.

  • Đối với thực phẩm có thời gian nấu dưới 10 phút, bạn cần đổ vào nồi khoảng 118ml nước; còn với thực phẩm cần nấu trên 10 phút thì cần có khoảng 475ml nước trong nồi.
  • Với những thực phẩm nhanh chín, cụ thể là dưới 10 phút, bạn nên đổ một lượng nước khoảng 118ml; đối với những thực phẩm cần nấu chín trên 10 phút thì lượng nước cần để vào là 475ml.

-Lưu ý, trước khi sử dụng, bạn nên đậy nắp cẩn thận, vặn nắp đúng chiều theo hướng dẫn trên để đảm bảo rằng các van không bị nghẹt. Bạn nên quan sát xem có hơi nước thoát ra từ nắp nồi không, nếu có bạn cần phải kiểm tra lại.

  • Một điểm quan trọng cần phải lưu ý là bạn không nên mở nắp nồi áp suất khi đang nấu bởi như thế sẽ làm cho quy trình nấu chín bị gián đoạn, dẫn đến món ăn sẽ bị ảnh hưởng.

  • Vì khi nấu, bên trong nồi áp suất có nhiệt độ rất cao nên khi mở nắp, bạn nên nghiêng nắp sang một bên để tránh hơi nóng bóc vào mặt nhé.

  • Trước khi nấu, bạn nên kiểm tra miếng đệm nồi. Nếu miếng đệm của nồi áp suất có vết nứt nhỏ, bạn nên thay cái mới.

  • Chọn nồi không bị móp méo, nắp nồi vừa khít, không bị cong vênh, phần tay cầm chắc chắn, chọn dung tích nồi phù hợp với số người trong gia đình.

  • Điều cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng, bạn nên chọn nồi phù hợp với nhu cầu sử dụng trong gia đình, dung tích phù hợp với số người trong gia đình. Không nên bỏ qua các chi tiết như nắp nồi phải vừa khít, không bị cong vênh, phần tay cầm chắc chắn và gọn nhẹ nhé.

Để sử dụng nồi áp suất một cách hiệu quả và an toàn, chúng ta nên tìm hiểu cách sử dụng trước khi dùng. Trên đây là những gợi ý cách sử dụng nồi áp suất. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho độc giả những thông tin bổ ích và thú vị về nồi áp suất cũng như cách sử dụng nồi. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.