Điện thoại Oppo F11 Pro: thiết kế tốt, màn hình đẹp, ảnh chụp chi tiết cao

Oppo F11 Pro cùng với F11 không Pờ Rồ đã vừa được ra mắt tại Việt Nam, hứa hẹn sẽ mang lại một cái gì đó mới mẻ hơn cho Oppo ở phân khúc điện thoại tầm trung kể từ thời F9.

Thấy mấy mod khác cũng đã lần lượt xài rồi chia sẻ Top 5 điểm này điểm kia, lần này mình sẽ nói về Oppo F11 Pro ở khía cạnh dùng hàng ngày.

Cầm đằm tay, không bị nặng đầu, chuyển tiếp từ mặt sau ra trước mượt mà


Mình mượn được con Oppo F11 Pro bản màu Thunder Black - nói là màu đen sấm sét gì đó nhưng thực tế gồm 3 màu kết hợp gồm xanh ở góc dưới, khoảng đen ở giữa và tím ở góc trên, màu sắc chuyển đổi theo đường chéo. So với màu xanh Aurora thì màu này đẹp hơn nhiều, khiến chiếc máy trông sang hơn, ít bám dấu vân tay hơn và quan trọng là cảm biến vân tay gần như chìm vào khoảng đen.
Mình mượn được con Oppo F11 Pro bản màu Thunder Black - nói là màu đen sấm sét gì đó nhưng thực tế gồm 3 màu kết hợp gồm xanh ở góc dưới, khoảng đen ở giữa và tím ở góc trên, màu sắc chuyển đổi theo đường chéo. So với màu xanh Aurora thì màu này đẹp hơn nhiều, khiến chiếc máy trông sang hơn, ít bám dấu vân tay hơn và quan trọng là cảm biến vân tay gần như chìm vào khoảng đen.

Tuy nhiên, nó lại thiếu đi độ bóng bẩy. Mặt sau bằng nhựa thay vì kính cường lực như các dòng cao cấp và lớp sơn bên dưới cũng chỉ là sơn phẳng, không được phủ nhiều lớp thành ra mặt sau không tạo được nhiều hiệu ứng thay đổi sắc độ theo góc nhìn hay tương phản dưới các điều kiện ánh sáng khác nhau. Xét về một mẫu máy tầm trung thì F11 Pro vẫn đẹp nhưng không mấy khác biệt với những đối thủ cùng phân khúc.

Có một điểm mình thích trên Oppo F11 Pro hơn là Vivo V15 là cụm camera sau được đặt cân đối và nó cũng không bị nặng phần đầu do cụm camera + hệ thống cơ trượt của camera trước. Oppo đã phân bổ trọng lượng tốt hơn, trọng lượng máy là 190 g - ngang bằng với phiên bản Oppo F11 không Pro với camera trước giọt nước.

Khung của F11 Pro được làm bằng kim loại và được phủ lớp màu tím tương tự như màu mặt lưng. Các nút điều khiển trên F11 Pro được đặt 2 bên, nút nguồn bên phải ở vị trí dễ bấm và nó có một đường chỉ dấu màu xanh Oppo, nút tăng giảm âm lượng bên trái đặt thấp.

Với màn hình 6,53" tỉ lệ 19.5:9 dài hơn so với 18:9 thông thường thì việc bố trí 2 cụm nút này sang 2 bên dường như là bắt buộc bởi nếu xếp trên dưới tại cạnh phải thì rất khó tiếp cận, ngón tay sẽ phải với nhiều hơn.

Đáy máy có jack cắm tai nghe 3,5 mm, cổng microUSB hỗ trợ sạc VOOC, mic thoại và dải loa. Sau vài ngày sử dụng thì mình thấy lớp sơn quanh cổng sạc đã bắt đầu bong ra, lộ các chấm trắng tức màu của nhôm bên dưới. Nếu như Oppo lót thêm một lớp kim loại khác hoặc viền nhựa bao quanh thì chiếc cổng này sẽ khó bị trầy hơn, đây là điểm mình không thích trên F11 Pro bởi qua thời gian nó sẽ còn trầy tróc nhiều hơn, ảnh hưởng tới thẩm mỹ của máy.

Đầu trên của máy có mic ghi âm cho camera và 2 chấm tròn, mình không rõ tính năng của nó là gì, có thể là cảm biến hồng ngoại.

Màn hình đẹp, màu tươi, loa to nhưng vị trí không tối ưu

Mặt trước là màn hình 6,53" như mình đã nói với phần viền khá mỏng nhưng chỉ mỏng đều ở 3 cạnh 2 bên và trên, khoảng 2 mm, phần cằm vẫn dày khoảng 5 mm. Tổng thể màn hình sẽ thiếu đi sự cân đối nhưng cằm dày cũng có một cái lợi là khi chơi game hay cầm máy phương ngang để xem phim thì chúng ta vẫn có không gian để tì tay, hạn chế việc lòng bàn tay vô tình chạm vào màn hình. Tại viền trên màn hình có một dải loa thoại mảnh.

Bao quanh viền đen của màn hình bên dưới còn có một viền nhựa gia cường cho mặt kính. Mặt kính này con nhẹ ở các mép nên phần viền nhựa đen sẽ tạo nên sự chuyển tiếp mượt mà hơn từ trước ra sau và giảm cảm giác cấn sượng khi cầm và vuốt từ viền. Oppo xử lý khá tốt phần viền nay nên cảm giác cầm F11 Pro trên tay rất tốt, ít cấn và thao tác vuốt từ rìa vào cũng không bị khựng.

Màn hình có đẹp không? Công nghệ màn hình được Oppo trang bị cho F11 Pro là LTPS IPS LCD tức Low Temperature Poly-Silicon In Plane-Switching. Trong số các công nghệ TFT LCD hiện có thì LTPS cao cấp nhất và nó có 2 ưu điểm là tiết kiệm điện hơn và mang lại độ nét cao hơn. Màn hình của F11 Pro có kích cỡ 6,53" và độ phân giải 1080 x 2340 px, suy ra mật độ điểm ảnh sẽ khoảng 395 ppi. Ở cự ly quan sát thông thường thì mọi thứ trên màn hình rất nét, 1 phần nữa là nhờ bộ font chữ do Oppo tự phát triển cho giao diện Color OS.

Oppo F11 Pro Oppo F11 Pro Oppo F11 Pro

Màn hình có độ sáng tối đa trên 400 nit, đối với smartphone thì độ sáng này đủ để chúng ta có thể quan sát dưới điều kiện ánh sáng ngoài trời. Tương phản của nó cũng rất tốt, đo được gần 1400:1, khả năng tái tạo sắc đen tốt ở mức 0.43, màu sắc tươi nhưng hơi lạnh. Ở thiết lập nhiệt độ màu mặc định thì mình thấy nó hơi bị ám xanh, hên là Oppo cho chỉnh nhiệt độ màu trong thiết lập màn hình, cá nhân mình thích màu ấm hơn. Đo bằng Spyder4Elite thì màn hình của F11 Pro đạt 83% AdobeRGB, 100% sRGB, 78% NTSC, như vậy có thể thấy độ bao phủ các dải màu của màn hình lớn, màu sắc tươi, tương phản cao mang lại trải nghiệm giải trí với phim ảnh tốt. Tuy nhiên mình vẫn chưa đo được Delta-E để kiểm tra độ lệch màu, so nhanh giữa màu hiển thị với bảng Color Checker gốc của Pantone thì độ lệch không lớn.

Trái với màn hình đẹp thì loa lại điểm khá dở trên F11 Pro. Âm lượng đầu ra tối đa ở 73 dB, rất lớn với thiết kế 1 loa nhưng do nằm ở đáy máy và lệch sang 1 bên thành ra khi chơi game hay xem phim mình phải để ý tạo khoảng trống cho âm thanh thoát ra. Bằng không thì dù có mở tối đa âm lượng, 3 lỗ loa vẫn có thể dễ dàng bị lòng bàn tay bịt kín và hầu như không nghe thấy gì nữa.

Nguồn bk9sw tinhte.vn