Không còn nỗi lo mất điện, mùa hè của bạn sẽ luôn mát mẻ và dễ chịu nếu như có máy phát điện. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua một chiếc máy phát điện nhưng chưa hiểu rõ máy phát điện loại nào tốt? Mua máy phát điện ở đâu? Máy phát điện cấu tạo ra sao? Máy phát điện có những loại nào?.. Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây của thuvienmuasam.com nhé bởi tất tần tật những gì về máy phát điện sẽ được Thư Viên Mua Sắm hé lộ qua bài viết này, cùng theo dõi nhé!
Máy phát điện là gì?
Vào hạ nóng bức, nhu cầu sử dụng điện cho các thiết bị làm mát như điều hòa hay quạt gió tăng cao do thời tiết khắc nghiệt. Bởi vậy mà tình trạng quá tải điện năng truyền qua các đường dây thường xuyên xuất hiện, dẫn đến việc “cắt điện định kỳ”. Điều này đối với cuộc sống hiện đại mà nói, thực sự là một cơn “ác mộng” vì hầu như làm gì cũng cần tới điện.
Máy phát điện được ra đời để giúp bạn ứng phó với những lần mất điện như thế này. Tuy nhiên, một vài hiểu lầm và thông tin về thiết bị này bạn nên biết trước khi mua và sử dụng chúng.
Máy phát điện không tạo ra dòng điện, thay vào đó, thiết bị này ứng dụng nguyên lý cảm ứng điện từ để biến đổi cơ năng thành điện năng. Đây là hiểu lầm phổ biến nhất khi người ta nghĩ về máy phát điện, rằng thiết bị này chứa điện và khi khởi động sẽ truyền điện ngay cho hệ thống.
Trên thực tế, máy phát điện là thiết bị chuyển hóa cơ năng thành dòng điện. Nguồn cơ năng sơ cấp này khá đa dạng, tùy vào từng loại máy mà có thể là động cơ tua bin hơi, tua bin gió, tua bin nước, động cơ đốt,… .
Ngày nay, khi cuộc sống ngày càng hiện đại hóa, máy phát điện càng trở nên quan trọng trong việc hạn chế các gián đoạn do tình trạng mất điện đột xuất hoặc định kỳ. Không dừng ở đó, máy phát điện còn giữ vai trò quan trọng và then chốt liên quan tới điện đó là: phát điện, hiệu chỉnh điện áp và chỉnh lưu.*
Trên thị trường hiện nay cung cấp rất đa dạng các loại máy phát điện, với công suất và đặc điểm riêng cho từng mục đích sử dụng. Các dòng máy phát điện chuyên dụng như máy phát điện gia đình, máy phát điện công nghiệp và máy phát điện xách tay rất tiện lợi. Các thương hiệu máy phát điện rất được tín nhiệm từ người tiêu dùng phải kể đến như máy phát điện Honda, máy phát điện Hữu Toàn, máy phát điện Mitsubishi từ Nhật Bản,…
Chi tiết mua sắm máy phát điện Honda => Máy Phát Điện Honda Chạy Xăng Ec 2500Cx 2.2Kw mua Online giá tốt - NhaBanHang.com
Các dòng máy này dễ dàng tìm mua, mà thịnh hành và phổ biến nhất đó là hai dòng máy phát điện chạy bằng xăng và máy phát điện chạy bằng dầu
Mua máy phát điện chạy xăng tại đây: Máy Phát Điện Động Cơ Xăng Total Tp18001 mua Online giá tốt - NhaBanHang.com
Các dòng máy phát điện
Để phân loại các dòng máy phát điện, bạn có thể dưa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Ví dụ như phân loại theo mục đích sử dụng, phân loại theo nhiên liệu vận hành máy hoặc phân loại theo động cơ.
Phân loại theo mục đích sử dụng
Khi tìm mua máy phát điện, bạn hãy chắc chắn về việc sử dụng chúng để làm gì. Nếu bạn tìm mua máy phát để hạn chế tình trạng mất điện thường xuyên vào mùa hè cho gia đình của mình sẽ có dòng máy chuyên dụng, tìm mua cho hệ thống công ty lớn lại là một dòng máy phát điện khác.
Cụ thể, khi phân loại máy phát điện theo mục đích sử dụng, có 3 loại như sau:
- Máy phát điện gia đình: Phục vụ mục đích và nhu cầu sử dụng cho các hộ gia đình, đáp ứng cung cấp dòng điện công suất 220V cho các thiết bị gia dụng thông thường.
- Máy phát điện công nghiệp: Có công suất cực lớn để phục vụ cung cấp điện cho nhu cầu sử dụng điện lớn tại các công xưởng, nhà máy. Thường là các loại máy phát điện cơ lớn hoặc máy phát điện 3 pha, máy phát điện xoay chiều,…
- Máy phát điện cầm tay: thuộc loại máy phát đin mini, nhỏ gọn, dễ mang di dộng nhiều nơi và phục vụ cho những mục đích cần phát điện với công suất nhỏ.
Phân loại theo nhiên liệu sử dụng
Như đã đề cập ở trên, máy phát điên chuyển hóa cơ năng thành điện năng. Để làm được điều này, máy phát điện cần có nhiên liệu để cơ năng hoạt động.
Khi phân loại theo nhiên liệu sử dụng, bạn cần chú ý tới 3 loại năng lượng chính mà thiết bị sử dụng đó là:
-
Máy phát điện hoạt động bằng dầu diesel
-
Máy phát điện hoạt động bằng xăng
-
Máy phát điện chạy bằng gas
Trong đó, máy phát điện chạy bằng dầu diesel là nhiên liệu được ưa chuông và sử dụng phổ biến nhất do giá thành rẻ cũng như những đặc tính an toàn có phần nhỉnh hơn hai nguồn nhiên liệu còn lại.
Cấu tạo máy phát điện
Máy phát điện không chứa điện có sẵn, mà chúng sử dụng năng lượng được tạo ra từ cơ năng, nhờ đó di chuyển các điện tích trong cuộn dây qua một mạch điện nằm ở phía bên ngoài. Dòng điện được sinh ra nhờ sự chuyển hóa này xảy ra.
Máy phát điện là thiết bị gồm nhiều bộ phận phức tạp. Để giúp bạn có những kiến thức co bản khi tìm hiểu để mua sắm thiết bị, thuvienmuasam.com đưa ra một số các cấu tạo cơ bản của thiết bị và nguyên lý hoạt động của chúng. Thông qua đó, bạn sẽ cân nhắc trong các quyết định mua sắm của mình.
Động cơ
Đây là bộ phận tạo cơ năng nhờ sử dụng nguồn nhiên liệu đầu vào của máy phát điện. Các nguồn nhiên liệu sử dụng cho chạy động cơ đã được giới thiệu tại phần phân loại máy phát điện theo nguồn nhiên liệu.
Trên thực tế, ngoài các loại máy phát điện sử dụng nguồn nhiên liệu độc lập như xăng, dầu hay khí gas thì còn một loại máy phát điện nữa sử dụng nguồn năng lượng kép từ dầu diesel kết hợp với khí đốt.
Kích thước của động cơ chạy bằng xăng thường nhỏ hơn kích thước của các loại động cơ chạy bằng dầu hay hay khí thiên nhiên.
Đầu phát
Đầu phát mang chức năng sử dụng các nguyên liệu cơ học để tạo ra dòng điện, thực hiện bởi hai bộ phận, cụ thể:
-
Phần tĩnh: Hay còn gọi là bộ phận cảm - Stator, là tập hợp các dây dẫn quấn quanh một hình trụ rỗng lõi tạo thành dạng cuộn.
-
Phần quay: Đây là bộ phận ứng, còn gọi là Rotor, có chức năng tạo ra từ trường nhờ chuyển động cơ học.
Hai bộ phận này phối hợp nhịp nhàng với nhau để tạo mọt chuyển động tương đối giữa điện và từ, dựa vào đó để tạo ra dòng điện.
Hệ thống nhiên liệu
Đây là phần quan trọng trong cấu tạo máy phát điện, quyết định đến khả năng hoạt động của máy. Hệ thống nhiên liệu gồm có bình chứa nhiên liệu, bơm nhiên liệu, ống thông gió, ống nối giữa động cơ máy và bình chứa, kết nối chống tràn của bình chứa, bình lọc và kim phun nhiên liệu.
Ổn áp
Bộ phận này giữ vai trò quy định điện áp đầu ra của máy phát điện.
Hệ thống làm mát
Hệ thống làm mát thu hồi lượng nhiệt mà máy sản sinh trong quá trình chuyển hóa cơ năng thành nguồn điện. Không nên quá lạm dụng hệ thống này bởi chúng chỉ có tác dụng giảm nhiệt độ động cơ, nếu sử dụng quá lâu sẽ vô tình khiến các bộ phận xung quanh nóng lên cùng, ảnh hưởng đến độ an toàn cũng như tuổi thọ của thiết bị.
Hệ thống xả
Ống xả thường được làm bằng chất liệu có độ bền cao và chịu được nhiệt như thép, gang hoặc sắt rèn. Ống xả có chức năng xử lý khí thải thoát ra trong khi máy vận hành.
Thông thường, ống xả thường được kết nối với động cơ có khả năng giảm rung, đồng thời ngăn ngừa những thiệt hại xảy ra trong quá trình thải khí của thiết bị.
Hệ thống bôi trơn
Đây là bộ phận đảm bảo cho máy phát điện hoạt đông lâu dài và bền bỉ hơn. Hệ thống bôi trơn cần được kiểm tra sau khoảng mỗi 8 tiếng đồng hồ hoạt động, và thay thế hay bổ sung lượng dầu bôi trơn sau khoảng 500 giờ để ngăn ngừa rò rỉ hay cạn kiệt dầu bôi trơn.
Hướng dẫn sử dụng máy phát điện an toàn
Kiểm tra tổng thể trước khi sử dụng
Bước này để đảm bảo cho quá trình chuẩn bị vận hành của máy không gặp những vấn đề như hết nhiên liệu, các đầu nối thiếu an toàn hay một số bộ phận có nguy cơ bị hỏng hoặc lỏng lẻo trong quá trình di chuyển.
Khi kiểm tra máy phát điện trước khi sử dụng, bạn cần chú ý như sau:
-
Kiểm tra lượng nhiên liệu xem có đủ để máy chạy trong ít nhất 5 giờ tiếp theo hay không, tránh tình trạng máy kiệt nhiên liệu, gián đoạn quá trình phát điện và gây bó biên.
-
Kiểm tra hệ thống làm mát xem có nhiên liệu sử dụng cho hệ thống có đủ không, tránh tình trạng thiếu nước trong hệ thống làm mát dẫn đến bó Piston và gây nóng máy.
-
Xem xét đầu bọc ác quy đã được siết chặt chưa, Acid trong bình ắc quy có đủ không. Phần này nếu lỏng lẻo có thể gây ra chập máy hay nổ bình, gây hỏng hóc và mất an toàn nghiêm trọng.
-
Kiểm tra cầu đấu ra phụ tải xem có bị lỏng không, nếu lỏng cần phải siết lại, tránh tình trạng để lỏng dẫn đến mô ve chập điện, cháy máy.
Nổ máy
-
Thử nổ máy khoảng 3 - 5 phút trước khi chính thức vận hành máy, tạo thời gian kiểm tra sơ bộ máy vận hành. Chú ý kiểm tra vòng quanh máy xem dầu có bị rò rỉ hay không hoặc thiếu nhiên liệu hay nước không.
-
Đo nhiệt độ nước xem chúng có đang ở mức nhiệt an toàn cho sử dụng hay không. Khoảng an toàn dao động từ 70-90 độ
-
Kiểm tra áp suất dầu nhớt có ở mức an toàn từ 2,5kg đến 6kg không
-
Kiểm tra xem điện áp và tần số có đáp ứng đúng yêu cầu máy hay không. Thường điện áp cần từ 380V đến 400V còn tần số dao động từ 50Hz đến 52Hz.
-
Nếu tất cả các thông số kỹ thuật trên đảm bảo an toàn thì đóng Attomat ra phụ tải Bạn cần chú ý khi đóng tải phải đóng từ tải lớn xuống tải nhỏ. Nếu để quá tải sẽ dẫn đến hiện tượng máy nóng bó Piston hoặc gãy trục cơ,…
Khi máy đang vận hành, bạn nên dành một chút thời gian kiểm tra máy định kỳ để đảm bảo máy hoạt động bình thường và hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra.
Bảo dưỡng máy phát điện
-
Cần thực hiện vệ sinh công nghiệp trước và sau khi máy vận hành.
-
Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị phòng chống cháy nổ để xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra.
-
Không được tùy tiện điều chỉnh thông số kỹ thuật của máy.
-
Chú ý hay dầu nhớt, lược nhớt và lược dầu sau mỗi 200 giờ sử dụng thiết bị.
-
Vệ sinh sạch sẽ bình chứa nhiên liệu dầu Diesel.
-
Thay bầu lọc gió sau khoảng 200 giờ sử dụng để tăng tuổi thọ thiết bị.
Mua máy phát điện giá tốt ở đâu?
Máy phát điện là một thiết bị không hề rẻ và cần tham khảo kỹ lưỡng khi mua sắm và sử dụng. Đến với website nhabanhang.com, bạn sẽ có rất nhiều các thông tin chi tiết được niêm yết về máy móc, ngoài ra còn liên kết các kênh mua sắm liên quan, tạo nhiều cơ hội mua sắm đa dạng cho bạn và gia đình.
Thông tin mua sắm máy phát điện tại: https://nhabanhang.com/tim-nhanh/may-phat-dien
Giá thành của máy phát điện cũng tùy vào công suất hay mục đích và quy mô sử dụng. Các loại máy phát điện mini thường có giá thành khá rẻ do nhu cầu sử dụng nhỏ lẻ và tính ứng dụng không quá cao bởi công suất nhỏ. Giá máy phát điện mini thường dao động từ 300.000 - 800.000 đồng/máy.
Đối với các loại máy phát điện dùng cho gia đình, có công suất lớn hơn và ứng dụng thực tế hơn, giá thành dao động từ 5 triệu tới hàng chục triệu đồng, tùy vào năng lực kinh tế cũng như mục đích và quy mô sử dụng máy.
Mua máy phát điện gia đình tại: https://nhabanhang.com/tim-nhanh/may-phat-dien-gia-dinh
Ngoài ra, đối với các loại máy phát điện công nghiệp công suất lớn, giá thành thường nằm trong khoảng từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng do đặc trưng và ứng dụng máy móc. Bạn có thể tham khảo giá thành và tìm tại các cơ sở cung cấp uy tín như Máy phát điện Hữu Toàn để được tư vấn.
Chúc các bạn mua sắm vui vẻ!