Bí quyết chọn mua và test micro vi tính

Ngành streamer ngày càng phát triển tại Việt Nam. Để trở thành một streamer chuyên nghiệp, bạn phải “sắm” các vật dụng như: laptop (hoặc máy tính bàn), chuột, bàn phím… Trong đó, micro vi tính là thiết bị không thể thiếu khi live stream. Bởi sản phẩm này có tác dụng thu âm thanh, giúp tiếng nói của bạn trong trẻo hơn và tránh các tạp âm lạ.
Vậy làm thế nào để chọn mua micro vi tính chất lượng, giá tốt? Mời các bạn xem tiếp các nội dung bài viết dưới đây để giải đáp bài toán này nhé!

1. Micro vi tính là gì?

Micro vi tính hay còn gọi là Microphone. Đây là thiết bị chuyên dụng có chức năng lọc và loại bỏ tạp âm trong quá trình thu âm. Nhờ đó, âm thanh trong trẻo, chân thực, không bị nhiễu hoặc méo tiếng. Khi kết hợp micro vi tính với phần mềm thu âm sẽ tạo nên các hiệu ứng âm thanh sống động.
Ngày nay, micro được sử dụng rất nhiều: đàm thoại, nghe gọi, hát karaoke, live stream…
micro vi tinh 1
Micro vi tính là gì?

Cách phân loại micro

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại micro như mico dải băng, micro điện động, micro điện dung, micro than, micro nước, micro áp điện… Trong đó, phổ biến nhất là 3 loại micro sau:
- Micro điện động: là loại micro có cấu tạo như loa điện động. Với màng loa mỏng và có cuộn dây quấn nhiều vòng hơn so với loa điện động. Loại micro này mang đến âm sắc ngọt ngào và mềm mại rất thích hợp để hát karaole hoặc ca sĩ sử dụng. Tuy nhiên, nó có độ nhạy khá thấp, dải tần hạn hẹp (thường từ 50Hz - 16KH).
Đặc điểm nổi bật của micro điện động là có khả năng thu âm tốt ở khoảng cách gần, không cần nguồn điện.


Micro có nhiều tính năng như thu và lọc tạp âm
- Micro điện dung: Đây là loại micro được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam. Với độ nhạy cao, nhiều kích thước, dải tần âm thanh rộng (20Hz - 20KHz). Nguyên lý hoạt động của micro điện dung là dựa trên nguyên tắc thay đổi điện dung và phải có nguồn điện micro mới hoạt động. Ưu điểm của loại micro này là có thể thu âm từ xa và thu từ 2-6 người cùng lúc. Chính vì vậy, micro điện dung được dùng nhiều trong các nhà hát, giảng đường…
- Micro áp điện: thường dùng để khuếch đại âm thanh từ các nhạc cụ như trống, đàn… Về thiết kế, micro áp điện được chia làm 2 loại: micro có dây và micro không dây. Trong đó, micro không dây được chia theo vị trí sử dụng: micro cầm tay, micro cài áo, micro cài đầu…

Các yếu tố kỹ thuật của Micro:

- Tính định hướng: Đây là yếu tố quyết định hướng, khu vực thu âm của micro. Micro có tính định hướng thường được giới chuyên môn chia làm 2 loại: mic đa hướng và mic 1 hướng. Trong đó, mic đa hướng có tác dụng thu hút sóng âm ở tất cả các hướng: trái, phải, trước, sau… Thường được dùng khi thuyết trình, hát hò hoặc live stream. Ngược lại, mic một hướng là loại mic cài áo, chỉ thu được sóng âm thanh từ 1 hướng nhất định.


Micro cài áo
- Độ nhạy của micro: được xem là độ lớn của tính hiệu âm thanh mà mic có thể thu. Mic có độ nhạy càng lớn sẽ thu hút âm thanh càng xa. Có 2 tiêu chuẩn để xác định độ nhạy của mic là 1:2dB (1mW/pascal) và 2:0dB (1mW/microbar). Cùng 1 kích thước, kiểu dàng và cấu tạo, nhưng micro nào có giá trị độ nhạy lớn hơn, mic đó sẽ nhạy và thu âm thanh xa hơn.
- Dải tần (Frequency Reponse): thể hiện khoảng âm thanh thấp nhât và cao nhất mà 1 micro có thể thu được. Dải tần càng rộng, mic có thể thu được âm thanh trầm hơn, sâu hơn và phát ra các âm thanh cao như mong muốn. Nhờ đó, người nghe sẽ cảm nhận được độ chân thật và ấm áp trong từng câu nói.
- Tổng trở: Có 2 loại tổng trở cao - thấp phổ biến: tổng trở trên 2000 Ohm. Loại này thường có giá rất rẻ, với cấu tạo là các dây tín hiệu Unbalanced và jack kết nối 6 ly. Loại micro sở hữu tổng trở 2000 Ohm chỉ thu âm được khoảng 10m, nếu xa hơn sẽ có tình trạng nhiễu âm. Ngược lại, loại mic có tổng trở 1000 Ohm sẽ có chất lượng tốt hơn và được cấu tạo từ dây tín hiệu Balanced, jack kết nối XLR. Nhờ đó, âm thanh thu được cũng trong trẻo và sống động hơn.

2. Các yếu tố cần chú ý khi chọn mua micro vi tính

Nếu bạn đang có nhu cầu mua micro vi tính để phục vụ công việc hoặc đơn thuần và hát karaoke. Bạn nên lưu ý các yếu tố sau:
- Nhu cầu sử dụng: Mua bất cứ sản phẩm nào cũng vậy. Trước tiên, bạn cần phải xác định nhu cầu mua. Bạn mua micro vi tính để làm gì? Mua micro để hát karaoke, thu âm, giảng dạy, live stream… Nếu bạn mua micro để sử dụng hát karaoke trong gia đình, bạn có thể mua mic điện động đơn giản. Còn sử dụng để live stream, thu âm cần có loại mic chất lượng hơn.


Chọn mua micro cần dựa vào nhiều yếu tố: nhu cầu, giá cả…
- Thông số kỹ thuật của micro: Các yếu tố bạn cần lưu ý khi xem thông số kỹ thuật của micro là độ nhạy, dải tần, tính định hướng… Ví dụ: mua micro để thu âm 1 người thì chọn micro điện động. Nếu bạn cần micro để thu âm, nhưng không chúng xuất hiện trong khung hình, bạn có thể chọn mua micro áp điện cài áo.
- Giá sản phẩm và chọn cửa hàng uy tín để mua: Để không bị vượt ngân sách, bạn nên đặt ra khoản chi phí trước khi mua. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chọn cửa hàng uy tín để được hướng dẫn, tư vấn và chọn mua sản phẩm phù hợp.

3. Cách test micro vi tính

Micro vi tính là thiết bị được dùng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách thiết lập micro với máy tính. Cũng như, test mic để kiểm định chất lượng âm thanh mà micro thu được. Từ đó, lựa chọn loại mic có khoảng âm thanh tốt nhất.

Để test mic, bạn cần chọn 1 trang website online chuyên dùng để test micro bằng cách tìm kiếm trên google. Sau khi chọn được trang web ưng ý, bạn tiến hành truy cập và làm theo hướng dẫn của website. Lưu ý: chỉ cần làm theo hướng dẫn, micro sẽ tự động kết nối với web. Lúc này, bạn chỉ cần nói vào micro vi tính cần test, các số liệu sóng âm sẽ hiện ra trên phần mềm. Kết quả hiển thị sóng âm chuẩn, có nghĩa là mic bạn muốn mua có khả năng hoạt động ổn định. Ngược lại, nếu biểu thị sóng âm kém hoặc chỉ nằm trên đường thẳng. Điều này, đồng nghĩa với việc micro đang gặp sự cố cần được sửa chữa hoặc thay mới.
Ngoài cách test trên, bạn có thể kiểm trang micro bằng trình duyệt SOUND. Đây là trình duyệt đơn giản, giúp bạn test sóng âm của mic một cách nhanh chóng và dễ dàng. Điều bạn cần làm là truy cập vào trình duyệt SOUND, chọn biểu tượng hình cái loa và chọn tiếp chữ “sound”. Sau đó, cửa sổ trình duyệt sound hiện lên, bạn tiếp tục click chọn mục “recording”. Lúc này, bạn cần lưu ý đến dấu tích trên màn hình. Nếu dấu tích xanh, có nghĩa rằng máy tính đã tiếp nhận micro và bạn có thể sử dụng ngay. Ngược lại, bạn nên kiểm tra từng bước và thực hiện lại tiến trình cài đặt.
micro vi tinh 4
Có 2 cách test micro: sử dụng website online hoặc phần mềm sound
Sau khi hoàn thiện cài đặt, bạn nên nói thật to vào micro vi tính để kiểm tra. Nếu micro đang hoạt động tốt, cột sóng sẽ chuyển động liên tục. Ngược lại, nếu micro đứng yên, có 2 trường hợp xảy ra: micro đang gặp vấn đề hoặc tiếng trình cài đặt đã bị gián đoạn. Lúc này, bạn nên thực hiện lại tiến trình cài đặt để kiểm định 1 trong 2 trường hợp trên.
Bài test mặc dù khá đơn giản, nhưng với các cách trên sẽ giúp bạn nhận biết đâu là chiếc "micro vi tính thần thánh" mà mình đang tím kiếm.
Trên đây là một số chia sẻ về: “micro vi tính là gì, các loại micro, thông số kỹ thuật của mic và cách chọn mua mic”. Hy vọng, với các chia sẻ này của chúng tôi sẽ góp phần mang đến những kiến thức bổ ích dành cho bạn.
Chúc bạn chọn được loại micro phù hợp và ưng ý nhất!

Tìm nhanh:

Micro Vi Tính mua Online giá tốt - NhaBanHang.com