Sku trên Lazada là gì? Ưu điểm của việc đặt Sku trên Lazada

Nếu bạn đã từng mua sắm trên các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Sendo… Chắc hẳn, không dưới một lần bạn sẽ nhìn thấy Sku. Vậy nhưng, bạn có biết Sku trên Lazada là gì? Và chúng có những ưu điểm nào đặc biệt?

Sau đây, thuvienmuasam.com sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên một cách chi tiết nhất thông qua các chia sẻ dưới đây. Xin mời bạn cùng chúng tôi theo dõi nhé!

1. Bạn đã biết Sku trên Lazada là gì?

Sku được biết đến là một từ viết tắt từ cụm “Stock – Keeping Unit” trong tiếng Anh. Theo tên tiếng Việt, Sku có nghĩa là “Đơn vị lưu kho”. Sku cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực quản lý hàng tồn kho. Bởi nó là một dạng quy ước chuẩn, giúp phân loại mặt hàng này với mặt hàng khác trong kho. Ví dụ: khi sử dụng Sku, bạn có thể phân loại mặt hàng đó là sản phẩm hay dịch vụ cụ thể.

Đối với một số sản phẩm đặc biệt, Sku sẽ quy ước theo thuộc tính gồm nhà sản xuất, vật liệu, bao bì, kích thước, màu sắc, điều khoản khác… Khi doanh nghiệp muốn kiểm tra hàng tồn kho, họ sẽ kiểm tra trên số lượng và số Sku hiển thị trên các mặt hàng.

Số lượng mã Sku sẽ không bị giới hạn, dù danh sách hàng hóa của doanh nghiệp có mở rộng hoặc nhiều như thế nào. Khi doanh nghiệp nhập hàng từ nhà cung cấp, họ có thể sử dụng mã Sku theo nhà cung cấp hoặc có thể tạo mã Sky của riêng mình. Chỉ cần, mã Sku doanh nghiệp tự tạo giúp thuận tiện hơn cho việc quản lý và tra cứu.

2. Ưu điểm của việc đặt Sku trên Lazada

Hầu hết, mã Sku đều chứa nhiều ký hiệu (cả chữ số và ký tự đặt biệt). Theo đó, mỗi ký hiệu mang ý nghĩa khác nhau, đáp ứng với từng mặt hàng hoặc danh mục sản phẩm. Thông qua mã Sku, bạn có thể tìm kiếm, nhận biết sản phẩm một cách nhanh nhất mà không cần đến hệ thống Barcode. Chính vì vậy, mã Sku rất quan trọng trong việc kiểm soát hàng hóa nội bộ của một doanh nghiệp.

Ngoài tính năng trên, mã Sku trên Lazada còn chứa nhiều ưu điểm hấp dẫn như sau:

Tối ưu giao diện cửa hàng và gia tăng trải nghiệm mua sắm cho người dùng

Trên trang thương mại điện tử Lazada, các cửa hàng cực kỳ chú trọng mã Sku. Với mã Sku, bạn có thể thiết lập bản đồ cửa hàng, giúp người mua có thể tìm kiếm sản phẩm nhanh chóng và dễ dàng. Đặc biệt, cửa hàng có thể phân loại sản phẩm theo nhiều cách khác nhau trong cùng một hệ thống tạo mã Sku. Chưa kể, bạn có thể phân loại sản phẩm theo nhiều tiêu chí: Bộ sưu tập, mẫu mã, nhà cung cấp… mà vẫn sắp xếp và quản lý chúng dễ dàng nhờ Sku.

Nếu không có mã Sku trên Lazada, chắc chắn việc quản lý sản phẩm của bạn sẽ cực kỳ khó khăn, thậm chí là xảy ra nhầm lẫn, sai sót. Chưa kể, khi khách hàng liên tục đưa ra các yêu cầu kiểm tra hàng tồn, mà bạn loay hoay trong kho tìm kiếm hoặc bối rối vì không nhớ chính xác sản phẩm để ở đâu. Điều này, làm giảm nghiêm trọng hình ảnh, tính chuyên nghiệp của shop đối với khách hàng. Ngược lại, khi có Sku bạn có thể kiểm tra thông tin đơn đặt hàng, số lượng tồn kho và trả lời nhanh các câu hỏi của khách hàng.

Do đó, mã Sku được xem là “công cụ thần kỳ” giúp bạn sắp xếp ngăn nắp các sản phẩm. Đồng thời, tối ưu giao diện cửa hàng và gia tăng trải nghiệm mua sắm cho người dùng một cách hiệu quả nhất.

Thúc đẩy thời gian thanh toán và cải thiện dịch vụ

Một hệ thống Sku được hoàn thiện và sắp xếp một cách khoa học sẽ giúp quá trình thanh toán đơn hàng diễn ra nhanh và chính xác hơn. Thông qua mã Sku, khi thanh toán, hệ thống sẽ tự động hóa giá cả, tổng số sản phẩm trước khi bấm bill. Đặc biệt, Sku còn giúp doanh nghiệp giảm số lượng tồn kho đối với các mặt hàng đã bán. Nhờ đó, doanh nghiệp quản lý số lượng tồn kho dễ dàng hơn. Thậm chí, mã Sku trên Lazada còn có khả năng quét mã để chuyển đến quy trình thanh toán, thay vì click chọn từng bước.

Dễ quản lý hàng tồn kho và lợi nhuận

Một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp bị hao hụt lợi nhuận là hao hụt hàng tồn. Những tổn thất này thường đến từ quá trình nhập liệu và quản lý khâu xuất – nhập kho. Ban đầu, bạn sẽ thấy chúng chỉ là những lỗi nhỏ, không cần quan tâm quá nhiều. Sau này, khi doanh nghiệp mở rộng, các điểm hao hụt sẽ ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng tới lợi nhuận.

Nếu không kịp thời sử dụng hệ thống mã Sku, tình trạng theo dõi đơn hàng sẽ bị quá tải. Đặc biệt, bạn không thể xác định được vị trí hàng hóa, mặt hàng nào còn hoặc hết. Lúc đó, tìm kiếm biện pháp khắc phục sẽ không còn kịp. Chính vì vậy, quản lý hàng hóa bằng mã Sku là một trong những biện pháp hiệu quả và tiết kiệm nhất.

3. So sánh mã Sku và UPC

Trước khi, giải đáp vấn đề về “so sánh mã Sku và UPC”. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu khái niệm của 2 cụm từ này:

UPC (Universal Product Code), hiểu nôm na là tiêu chuẩn cho các sản phẩm được sử dụng trên hầu hết các hệ thống có mã vạch. UPC được biết biết là một loại mã sản phẩm được in trên bao bì, chủ yếu dùng để phân biệt xuất xứ của sản phẩm.

Sku là một quy ước được sử dụng cho nhiều mặt hàng và thường được dùng trong nội bộ công ty. Ví dụ: nhà cung cấp có một mã Sku cho sản phẩm A. Tuy nhiên, công ty bạn nhập sản phẩm này về có thể thay thế mã Sku khác. Và công ty B khác cũng có thể làm điều tương tự. Chỉ cần đáp ứng được tiêu chí phù hợp, dễ nhớ và dễ quản lý.

Theo đó, chúng ta có thể hiểu rằng mã Sku được sử dụng để kiểm soát hàng hóa nội bộ. Ngược lại, UPC là một tiêu chuẩn (được quy ước sẵn) mà bất kỳ đơn vị sản xuất nào cũng phải tuân theo.

4. Làm sao đặt được mã Sku trên Lazada?

Tùy thuộc vào từng mặt hàng kinh doanh, mà bạn có thể đặt mã Sku cho phù hợp. Môt số cách thức đặt mã Sku trên Lazada đơn giản bạn có thể áp dụng như:

  • Sử dụng chữ cái đầu của tên sản phẩm để quy ước mã. Ví dụ: Nếu sản phẩm là quần Jean, thì bạn có thể đặt là QJ001, Áo sơ mi là ASM001…

  • Kết hợp sử dụng tên thương hiệu, tên sản phẩm, thuộc tính của sản phẩm. Ví dụ: Tên công ty bạn là Momoland, sản phẩm bạn đang cần bán là Quần Jean, Size quần là 38. Bạn có thể đặt mã Sku trên Lazada là MOQJ38.

  • Nếu công ty bạn chỉ bán một sản phẩm duy nhất, với nhiều mẫu mã khác nhau. Bạn nên sử dụng các thuộc tính của sản phẩm để đặt tên. Một số thuộc tính thường được dùng như: Xuất xứ, ngày sản xuất, màu sắc… Ví dụ: Bạn kinh doanh thảm trải sàn, xuất xứ từ Thái Lan, Ngày sản xuất là tháng 05/2020, màu đen (black). Lúc này, bạn nên đặt mã Sku là TTSTL052020B.

Nhiều đơn vị còn sử dụng dấu “-“ để phân tách hoặc phân biệt các trường thông tin. Bằng các cách đặt tên này, bạn có thể đặt mã Sku trên Lazada vô cùng đơn giản và dễ dàng kiểm soát. Chưa kể, tự đặt mã còn giúp bạn dễ dàng nhớ mã hơn.

Trên đây là một số chia sẻ của thuvienmuasam.com về “Sku trên Lazada là gì? Ưu điểm của việc đặt Sku trên Lazada”. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn hiểu hơn về Sku, cũng như giúp các doanh nghiệp kinh doanh trên Lazada tìm được phương án đặt mã Sku hiệu quả. Chúc các bạn kinh doanh và mua sắm thành công. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết sau!

Hỏi đáp

Nhận tin tức mới nhất ngay trong hộp thư đến của bạn. Nói không với spam!

Hướng dẫn mua sắm, cung cấp kiến thức

Nhận tin tức mới nhất ngay trong hộp thư đến của bạn. Nói không với spam!

Top