Tăng huyết áp hay cao huyết áp, một căn bệnh phổ biến ở người lớn tuổi, đặc biệt là người già. Như một kẻ “giết người thầm lặng”, cao huyết áp đe dọa tính mạng, ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của người bệnh. Vậy khi bị mắc chứng cao huyết áp, bạn nên làm gì, phải hạn chế các loại thực phẩm nào?
Bệnh cao huyết áp là gì?
Cao huyết áp là bệnh lý mãn tính, xuất hiện khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao, gây áp lực lớn cho tim, là nguyên nhân của chứng tai biến mạch máu não, suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, tử vong,…
Huyết áp bình thường của một người là từ 120/80 mmHg trở lên. Huyết áp cao ở mức 140/90 mmHg trở lên với 3 cấp độ:
- Cao huyết áp độ 1: 140/90 mmHg trở lên.
- Cao huyết áp độ 2: 160/100 mmHg trở lên.
- Cao huyết áp độ 3: 180/110 mmHg trở lên.
Biểu hiện của bệnh cao huyết áp
Ở Việt Nam, ước tính cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh cao huyết áp. Khi huyết áp tăng cao, các triệu chứng nhìn thấy ở mỗi đối tượng là khác nhau và không rõ ràng. Tuy nhiên, có một số biểu hiện thông thường như: Đau đầu, khó thở, một số ít thì chảy máu cam.
Cách duy nhất để nhận biết bạn bị cao huyết áp đó là đo huyết áp, nhưng không phải lúc nào chỉ số huyết áp cao chứng tỏ bạn mắc chứng bệnh này. Vì phải cần có bác sĩ theo dõi, chỉ định hoặc làm thêm một số các xét nghiệm khác.
Bị cao huyết áp cần kiêng gì?
Khi bị bệnh cao huyết áp, ngoài thuốc điều trị, chế độ ăn uống rất quan trọng và rất cần được lưu ý. Không phải món gì cũng ăn được, người bị tăng huyết áp cần kiêng rất nhiều các loại thực phẩm.
Các thực phẩm nên kiêng
- Hạn chế ăn thịt đỏ: thịt bò, thịt lợn
- Không lạm dụng các loại bánh ngọt, nước ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo bão hòa.
- Giảm thành phần Cholesterol: Mỡ, da động vật, lòng đỏ trứng gà, đồ chiên rán,…
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá,…
- Hạn chế đồ ăn có nhiều muối như: Cà muối, dưa muối,…
- Tránh thực phẩm chế biến sẵn: Mì ăn liền/ Mì tôm, đồ hộp, lạp xưởng,…
Các thực phẩm nên tăng cường
Đối với bệnh nhân bị cao huyết áp, mỗi ngày, nên chia thành 4-5 bữa ăn để cơ thể dễ dàng tiếp nhận chất dinh dưỡng. Trong chế độ ăn cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, các loại Vitamin, Kali, chất xơ,… như:
- Ngũ cốc, các loại đậu & hạt như đậu nành, động phộng, hạnh nhân, quả óc chó, hạt mắc ca,…
- Các loại rau xanh giàu chất xơ.
- Các loại quả: Chuối, bơ, dưa hấu,…
- Sữa ít đường hoặc không có đường.
Luyện tập điều độ
Chủ động lựa chọn một hoạt động thể dục thể thao để tập luyện mỗi ngày và duy trì đều đặn cũng góp phần điều hòa huyết áp trong cơ thể. Bạn có thể đi bộ công viên vào buổi sáng, hít thở không khí trong lành. Hoặc tập yoga, đạp xe, bơi lội, đánh cầu lông, đánh tennis,…
Sinh hoạt khoa học
- Tập thói quen đi ngủ sớm, không nên thức quá khuya, qua 12h.
- Ngủ đủ giấc là điều cực kì cần thiết.
- Dành thời gian để thư giãn đầu óc, giảm căng thẳng mệt mỏi, hạn chế tình trạng lo lắng, mất bình tĩnh.
Khi huyết áp tăng nên làm gì?
Trong những tình huống huyết áp tăng cao, bạn nên làm gì? Hoặc khi thấy người thân đang trong cơn nguy cấp, cần phải xử trí ra sao?
- Để người bệnh nằm nghỉ ngơi, thả lỏng cơ thể.
- Sử dụng máy đo huyết áp tại nhà để xem các chỉ số về huyết áp như thế nào?
- Cho người bệnh uống thuốc lợi tiểu hoặc các loại nước có tính chất lợi tiểu như: Nước râu ngô, nước ép cần tây,…
- Gọi xe cấp cứu để đưa đến bệnh viện điều trị khi tình trạng nguy cấp.
Cao huyết áp là căn bệnh rất phổ biến trong đời sống xã hội. Không chủ quan, cũng không quá căng thẳng khi mắc chứng bệnh này, hãy học cách lắng nghe cơ thể, ứng dụng những lời khuyên trên đây để có một chế độ ăn uống lành mạnh, chế độ tập luyện khỏe khoắn, chế độ sinh hoạt khoa học, để đẩy lùi bệnh tật.
Gợi ý
Nhận tin tức mới nhất ngay trong hộp thư đến của bạn. Nói không với spam!