Kiểm soát bệnh tiểu đường nhờ máy đo đường huyết

Với sự phát triển của y học hiện đại và các công nghệ tiên tiến, hiện nay, các bệnh nhân tiểu đường đã không còn cần phải “ghé thăm” bệnh viện quá thường xuyên nhờ sự xuất hiện của máy đo đường huyết.

Hiện nay, bệnh tiểu đường là một trong những căn bệnh khá nguy hiểm bởi chúng chưa thể được điều trị dứt điểm hoàn toàn. Bởi vậy mà những người mắc phải bệnh tiểu đường cần phải thường xuyên cập nhập và kiểm soát mức đường huyết để giữ chúng ở mức an toàn và ổn định cho cơ thể. Từ đó kịp thời phòng ngừa, chữa trị hoặc giảm thiểu biến chứng do bệnh gây ra.

Máy đo tiểu đường

Máy đo đường huyết là gì?

Máy đo đường huyết là thiết bị được chế tạo với mục đích sử dụng trong đo và tính toán lượng đường huyết có trong cơ thể tại một thời điểm. Máy có thể dễ dàng sử dụng với tất cả mọi người kể cả người già khi xác định nồng độ glucozo trong máu bằng việc sử dụng cảm biến hoặc đầu que thử, cho ra kết quả bằng số liệu cụ thể và chính xác tối đa, ít khi sai số khi đo đường huyết cho người sử dụng.

Các đầu que thử của máy đo được chấm sẵn dung dịch thuốc thử, khi tiếp xúc với glucozo trong máu sẽ ngay lập tức tạo ra phản ứng điện hóa và đưa tới kết quả nồng độ đường có trong máu theo đơn vị g/l. Nhờ đó, người dùng sẽ theo dõi được lượng đường huyết một cách thường xuyên, kịp thời mà nhanh chóng, không cần tới thăm khám rắc rối tại các bệnh viện.

Không chỉ riêng bệnh nhân tiểu đường, mà những người có mối quan tâm tới sức khỏe đều có thể sử dụng thiết bị y khoa này. Nhờ nó, bạn có thể quản lý một vài chỉ số trong máu và kịp thời có những phát hiện, biện pháp phòng ngừa đối với bệnh tiểu đường.

máy đo đường huyết

Đối với các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, thiết bị lại càng phát huy tác dụng khi bạn có thể theo dõi định kỳ và thường xuyên được nồng độ đường huyết, từ đó mà có những ứng phó kịp thời với triệu chứng bệnh, điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt để đảm bảo sức khỏe luôn trong trạng thái tốt.

Cách sử dụng máy đo đường huyết

Thiết bị thử tiểu đường này rất đơn giản để sử dụng, không quá cầu kỳ và phức tạp trong lấy mẫu vật như một số thiết bị y khoa khác.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều hãng máy đo đường huyết uy tín như máy đo đường huyết pulse oximeter, máy đo đường huyết onetouch ultra, máy thử tiểu đường on call plus đều có kèm hướng dẫn sử dụng cho tiết đi theo các hộp máy.

sử dụng máy thử tiểu đường

Không khó để bạn tìm thấy một tờ, hoặc một quyển sổ mini, trong đó có ghi chép cách sử dụng máy đo đường huyết accu chek performa, hay dạng như hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết onetouch ultra của các hãng.

Nhưng dù thương hiệu máy đo đường huyết của bạn là gì, thì chúng cũng đều được sử dụng chung theo một cách thức sau đây:

1. Lựa chọn ngón tay để lấy mẫu máu

Rửa sạch bàn tay với xà phòng, sau đó lau tay thật khô và lựa chọn một ngón tay để lấy mẫu máu. Bởi đầu ngón tay là nơi máu lưu thông nhanh chóng hơn các bộ phận khác. Lưu ý không nên rửa tay qua loa hoặc để tay ướt nước, như thế kết quả sẽ xảy ra sai số khi đi đường huyết do các chất từ thức ăn có thể còn lưu lại trên tay hoặc nước làm loãng mẫu máu trong tính toán.

gia-may-do-duong-huyet-phat-hoen-benh-tieu-duong-tai-nha-1

2. Sử dụng que thử

Lấy que thử trong hộp đi kèm máy, nhớ đóng nắp nhanh sau khi lấy que ra để hạn chế tối đa lượng không khí vào trong hộp.

Lắp que thử vào trong đầu máy đo đường huyết, máy sẽ tự khởi động ngay sau đó với số code trùng với code trên hộp que thử, hoặc với thiết bị không tự động thì bạn phải cài đặt mã code thủ công.

3. Lấy mẫu máu

Thiết bị đo đường huyết luôn đi kèm một bút lấy máu, bạn gắn kim lấy máu vào đầu bút, sau đó tùy chỉnh độ nông sâu của kim sao cho phù hợp với da, thả lòng tay chứa ngón lấy mẫu máu và ấn nắp bút để kim đâm vào da.

Sau đó bạn nặn ép máu khoảng một chấm nhỏ.

4. Thử máu

Đưa giọt máu vừa ép được trên đầu ngón tay vào que thử và đợi kết quả.

5. Đọc kết quả

Thường máy sẽ hiển thị kết quả sau khoảng 5-10s tùy từng loại. Kết quả thường được tính theo đơn vị mmol/l hoặc mg/dl.

Bảng chỉ số đường huyết thường như sau:

  • Lúc đói và sau ăn 2 giờ thường có chỉ số đường huyết thấp hơn 6.1 mmol/l (110mg/dl)

  • Khả năng mắc chứng rối loạn đường huyết hay tiền đái tháo đường có chỉ số đường huyết dưới 7.0 mmol/l (126mg/dl)

  • Dấu hiệu bệnh đái tháo đường khi chỉ số đường huyết hiển thị trên 7.8 mmol/l (140 mg/dl)

Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng thêm xét nghiệm HbA1c giúp đo lượng đường máu gắn với Hemoglobin (Hb) của hồng cầu giúp chẩn đoán rõ hơn bạn có bị tiểu đường hay không.

Lưu ý máy đo tiểu đường báo lỗi

Mỗi dòng máy đo đường huyết sẽ được cài đặt các mã báo lỗi khi gặp vấn đề. Ví dụ, ở dòng máy On Call Plus, kí hiệu Lo là lỗi nhiệt độ xung quanh quá thấp, bạn cần để máy ở nơi nhiệt độ từ 5-45oC mới sử dụng được.

Tuy nhiên, các mã lỗi ở mỗi dòng máy là khác nhau, bạn cần đọc chi tiết các hướng dẫn như: cách sử dụng máy thử tiểu đường on call plus, hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết onetouch ultra,… để biết thêm thông tin sử dụng máy.

Dưới đây là ví dụ về mã lỗi của máy đo đường huyết On call plus:

Phân loại máy đo đường huyết

Hiện nay, với sự phát triển và nhịp sống vội của cuộc sống hiện tại, chế độ và thực đơn ăn uống của nhiều người đang rơi vào trạng thái mất cân bằng, bổ sung quá nhiều đường và các loại thực phẩm tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe. Cũng chính vì lý do này mà bệnh tiểu đường đang ngày càng phổ biến trong cộng đồng. Việc sở hữu một máy đo đường huyết hay còn được coi là máy đo tiểu đường, máy thử tiểu đường là một trong những phương pháp cần thiết để chăm sóc sức khỏe của chính bản thân bạn.

Có rất nhiều loại máy đo đường huyết trên thị trường hiện nay, cùng với việc tích hợp thêm một số tính năng trên một số dòng máy. Tuy nhiên, về cơ bản, bạn có thể tham khảo hai cách phân loại máy đo đường huyết như sau:

Phân loại theo que thử

Khi phân loại máy đo đường huyết theo que thử, có các dòng máy đo đường huyết như sau:

  • Máy đo đường huyết cài mã que thử dạng code: Nếu người dùng là người lớn tuổi hoặc không có nhiều thói quen về các đồ dùng công nghệ cao, thì bạn không nên lựa chọn mua máy đo đường huyết loại này. Chúng yêu cầu thao tác thay thế và cài đặt mã que thử bằng các mã điện tử, chỉ tiện lợi và nhanh chóng cho những người trẻ tuổi hoặc quen thuộc với thao tác sử dụng.
  • Máy đo đường huyết không cài đặt que thử dạng code: Loại này được thiết kế và cài đặt sẵn các que thử trong cấu hình thiết bị một cách tự động, vì vậy mà khá dễ sử dụng và tiện lợi cho phần lớn người cao tuổi mà vẫn đảm bảo một thiết bị thông minh và tiên tiến.

Phân loại theo chức năng thiết bị

  • Máy đo đường huyết đơn thuần: Loại máy này là thiết bị cơ bản trong các dòng máy thử tiểu đường, chỉ với một chức năng chính là đo lượng đường trong máu.

  • Máy tích hợp đo mỡ máu và đường huyết: Thiết bị này có hai chức năng chính được thể hiện rõ ràng ngay trong tên gọi của chúng, hiển thị chỉ số về Cholesteron cùng với Glucozo trong cơ thể của bạn. Từ đó đưa ra các cảnh báo sớm về tình trạng cơ thể, kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống nghỉ ngơi của bạn.

  • Máy đo đường huyết và huyết áp: Hiển thị các chỉ số về huyết áp và lượng đường trong máu .

  • Máy tích hợp 3 chức năng: Thiết bị này cho phép người dùng đo được 3 chỉ số gồm có nồng độ Glucozo trong máy, Cholesteron và lượng Acid Uric có trong cơ thể.

Máy đo đường huyết giá bao nhiêu?

Máy đo đường huyết có đắt không?

Tùy vào hãng và chức năng của máy mà sẽ có những khoảng giá khác nhau cho người tiêu dùng lựa chọn. Tích hợp càng nhiều chức năng hoặc công nghệ càng cao thì giá thành của máy cũng sẽ tịnh tiến cao dần.

Để nói về giá thành có máy đo đường huyết khá là đa dạng. Khoảng dao động của chúng khá rộng, có những loại chỉ hơn 200.000 đồng nhưng cũng có những loại lên tới gần 2.000.000 đồng.

Xem thêm về máy đo đường huyết tại đây:
Máy Do Đường Huyết mua Online giá tốt - NhaBanHang.com

Thiết bị chăm sóc sức khỏe

Nhận tin tức mới nhất ngay trong hộp thư đến của bạn. Nói không với spam!

Hướng dẫn mua sắm, cung cấp kiến thức

Nhận tin tức mới nhất ngay trong hộp thư đến của bạn. Nói không với spam!

Top